Cha mẹ có muốn nghe câu này mỗi khi đón con ở cổng trường ?
Có vẻ như càng ngày cha mẹ và con cái ngày càng xa cách thì phải ?
Thật khó để biết ngày hôm nay con học được những gì, chúng có theo dõi bài học nghiêm túc, có những người bạn tốt, tham gia các hoạt động bổ ích,... Đó không hẳn là kiểm soát trẻ, nhưng người cha người mẹ khi không còn cảm giác con đang ở trong vòng tay mình thì đó thật sự là điều đáng sợ. Bởi vậy khi đón con trở lại vòng tay mình khi chúng từ trường trở về, câu đầu tiên cha mẹ muốn hỏi vẫn là :
Hôm này con học hành thế nào ?
Chính xác hơn là: một ngày của con hôm nay thế nào vậy ?
Và câu trả lời họ nhận được ngắn ngủn như sợi dây tình cảm của họ với con cái vậy : “dạ bình thường ạ/ dạ tốt ạ” không hơn. Câu chuyện dường như kết thúc trước khi nó có thể bắt đầu. Vậy phải làm sao đây ? Sau đây là một số ý kiến American Skills đưa ra để phụ huynh tham khảo nhé :
1. Hãy đặt đúng câu hỏi
Nhiều phụ huynh cho rằng tốt nhất nên tránh hỏi về bài kiểm tra, điểm số, hay bất kể thứ gì liên quan đến giờ học, thầy cô, đặc biệt là những câu hỏi liên quan đến bạn bè, giới tính có thể khiến chúng lo lắng và từ chối hợp tác. Thay vào đó những phụ huynh nên hỏi những câu hỏi chung chung như “một ngày của con hôm nay thế nào vậy ?” “Hôm nay ở trường con có vui không ?”.
Tuy câu trả lời có thể giống như những gì ta đã gặp ở trên, nhưng chỉ cần chúng trả lời, thì đó là lúc sợi dây tình cảm được lay động, hay kiên nhẫn, im lặng chờ xem những điều mới lạ sẽ đến. Hãy chứng tỏ cho trẻ thấy rằng, bạn rất chú ý lắng nghe, nhưng không phải để phán xét chúng, đừng đưa ra quá nhiều lời khuyên bắt chúng sửa chữa sẽ khiến chúng rơi vào trạng thái phòng thủ.
2. Thay đổi câu hỏi
Khi đã chiếm được tình cảm của trẻ, giảm bớt sự phản kháng nơi trẻ, các câu hỏi nên được thay đổi một chút. Trò chuyện là một nghê thuật, mà câu hỏi và sự lắng nghe chính là kỹ năng cao nhất. Sử dụng một câu hỏi hợp lý, thái độ lắng nghe chân thành chính là cách tốt nhất khiến những đứa trẻ của chúng ta mở lòng, hay để chúng có cảm giác mình đang được làm chủ cuộc chơi. Cha mẹ có thể thử hỏi các câu hỏi liên quan đến các hoạt động sở thích của con rồi xoay về các vấn đề học tập sau như :
Hôm nay con thích nhất là làm gì ?
Con đã làm việc gì khó nhất ngày hôm nay
Hôm nay con chơi thân với bạn nào nhất ? chơi trò gì vậy, con thật sự vui chứ ?
Hôm nay ai làm con cười nhiều nhất
Nếu con vẽ lại ngày hôm nay bằng một màu, con sẽ chọn màu gì ?
Con có ý tưởng gì cho ngay hôm nay không ?
Hôm nay con thấy chán à, tại sao vậy, hãy kể cho mẹ nghe, biết đâu mẹ có thể giúp được gì cho con ?
Hôm nay con đọc được câu chuyện gì hay kể cho mẹ nghe nào ?
Con cảm thấy ngày hôm nay trôi nhanh hay chậm ?
Hôm nay con có thấy điều gì vô lý không ?
Hôm nay có điều gì làm con khó chịu không ?
Con có muốn biết mẹ cảm thấy gì ngày hôm nay không ?
Con có muốn biết bố hôm này sẽ có bất ngờ gì cho chúng ta không ?
Con thích gì vào bứa tối hôm nay ?
Ngày hôm nay điều quan trong nhất con học được là gì ?
3. Tận dụng những khoảng khắc kín
Khi cùng đi trên đường, hay khi ngồi bàn ăn, đây là khoảng thơi gian con có thể cởi mở nói chuyện, chúng không bị xao lãng bởi những điều khác, có thể tập trung vào câu chuyện của bạn. Đặc biệt khi đón con bằng xe máy hay ô tô, trẻ không bị nhìn vào mắt, chúng sẽ cởi mở hơn. Đừng cố bắt chúng trả lời những thứ không liên quan đến trò chơi chúng đang chơi ngay tại thời điểm đó, một là để yên chúng chơi, 2 là hỏi những thứ liên quan đến trò chơi hiện tại của chúng.
4. Hãy biến mọi thứ thành trò chơi
Không khí gia đình chỉ đơn giản như một trò chơi kể xem hôm nay ai là người vui nhất. Hãy thử tạo ra những trò chơi như vậy và tham gia vào nó, khi tham gia với tư cách là người chơi, sự đề phòng của trẻ sẽ giảm bớt. Cha mẹ nên làm gương trước, hay kể cho nhau nghe về những điều tuyệt vời họ gặp trong ngày, trẻ sẽ ghen tị và muốn được tham gia. Nhưng tuyệt đối không được mang những lời trách mắng đến bữa cơm, hãy nhớ câu “Trời đánh còn thành bữa ăn” không cần biết con hôm nay đã làm sai điều gì, nhưng bữa cơm ngoài việc ăn và trao cho nhau những tình cảm ấm nồng thì tuyệt đối không phải là một cuộc đấu tố. Trẻ sẽ không cho vào đầu bất kỳ lời trách móc nào của cha mẹ trong bữa cơm cả, những điều trẻ có sẽ là thái độ xấu xí của cha mẹ, những bữa cơm không ngon miệng có thể là nguyên nhân cho các bệnh tiêu hóa đặc biệt là đau dạ dày.
5. Phải luôn chắc chắn rằng cha mẹ đang lắng nghe
Nếu cha mẹ đang không thể tập trung để nghe trẻ nói chuyện, thì đừng cố gắng đưa ra câu hỏi bắt chúng trả lời, nếu để trẻ nhận ra rằng cha mẹ chúng đang hỏi cho có chứ không thật sự quan tâm chúng trả lời thế nào thì đó chính là nhát dao cắt đứt sợi dây tình cảm của cha mẹ với con. Hãy luôn chắc rằng mình đã nghe hết câu chuyện của con, nếu không hiểu, mất đoạn, hãy hỏi lại chúng, ít nhất chúng thấy được sự chân thành muốn tiếp nhận thông tin từ chúng.
Khi trẻ trả lời, cha mẹ hãy im lặng, ngay cả khi chúng dừng câu chuyện, cha mẹ vẫn lên có thái độ lắng nghe, bởi ngôn ngữ của trẻ chưa thật sự thông suốt, não của chúng có thể đang cố gắng sắp xếp ngôn ngữ để tiếp tục kể câu chuyện của chúng, đừng ngắt luồng suy nghĩ của chúng. Hãy giao tiếp với con bằng mắt nhiều hơn, điều đó thể hiện cha mẹ đang chú ý lắng nghe.
Hãy nhớ nước chảy chỗ trũng, nếu cha mẹ không tỏ ý muốn lắng nghe, trẻ không thể mở miệng.
6. Hãy thuận theo trẻ
Tâm lý của trẻ vốn không ổn định, có thể lúc gặp cha mẹ ở trường chúng không muốn kể chuyện, nhưng khi đọc sách chúc chúng ngủ ngon thì chúng đột nhiên lại muốn kể lại rằng ngày hôm nay đã cãi nhau với người bạn thân nhất.
Hãy cố gắng hết sức để lắng nghe trẻ khi trẻ đang nỗ lực để chia sẻ với cha mẹ, khi chúng được an ủi điều này sẽ khuyến khích trẻ kể nhiều hơn những việc đã xảy ra với chúng. Khi trẻ muốn nói chuyện với ta hãy dành thời gian cho chúng, nếu cha mẹ bận, hãy cho chúng 10-15phút, và thực hiện lời hứa đó. Trẻ sẽ rất trân trọng khi cha mẹ dù bận vẫn cố gắng lắng nghe mình.
Tất cả đều có thể bắt đầu từ một câu trả lời.
Trừ khi trẻ nhất định không muốn nói chuyện với cha mẹ, lúc đó tình cảm đã bên bờ của sự đổ vỡ hoàn toàn, chỉ cần chúng còn trả lời dù những câu ngắt nhất như : dạ tốt/ dạ bình thường/ dạ không có gì/ ... thì hãy bám vào nó, đừng bắt trẻ trả lời thêm, cha mẹ có thể nhân lúc trẻ đặt sự chú ý vào mình, hãy kể cho trẻ nghe ngày hôm này của cha mẹ , hãy kể về kỉ niệm hồi nhỏ của cha mẹ , thời mình bằng tuổi của con, hãy mạnh dạn cho đi, cha mẹ sẽ được nhận lại sự cởi mở của con. Thời gian cha mẹ dành ra để nói chuyện với con chính là cách tốt nhất để thể hiện sự trân trọng với trẻ, ngay cả khi chúng không nói nhiều.
Và American Skill tạo ra hệ thống avits.edu.vn với niềm tin cố gắng giữ sự phấn khích và nhiệt huyết của tuổi thơ, khơi dậy niềm đam mê học hỏi cho mỗi đứa trẻ.
Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282
Vui lòng liên hệ : Tại đây
Đọc thêm
- Sự kỳ diệu của tư duy lũy thừa
- Bữa cơm ngon là bữa cơm có bàn tay của cả gia đình
- Làm thế nào xây dựng niềm đam mê đọc sách ở trẻ.
- Tử tế là tính cách của người có học - Là câu cửa miệng của người sơ học - Là sự chối bỏ của kẻ vô học
- Hành trình tìm kiếm phương pháp học tập cùng con tại nhà.
- Xin mẹ đừng buông tay.
- Chẵn lẻ những câu chuyện của cuộc sống
- Sức mạnh của tư duy toán học: “Những chiếc máy bay không trở về”.