Đã có rất nhiều những cuộc tranh luận nổ ra về việc sử dụng các thiết bị thông minh là có ích hay có hại cho trẻ. Do các thiệt bị này mới được phổ cập trong khoảng thời gian rất ngắn gần đây, có thể nói là còn ngắn hơn một thế hệ, nên các nghiên cứu khoa học vẫn chưa thực sự có nhiều dữ liệu để thật sự đưa đến những kết luận chính xác.

Tuy nhiên, đánh giá chung của cha mẹ thường nghiêng về tác hại của các thiết bị thông minh này hơn là tác dụng có lợi của chúng. Họ thường kể với hàng xóm về việc không thể quản lý được con mình sử dụng điện thoại hay máy tính bảng để chơi game, một cách bất lực, nhưng họ vẫn để việc đó xảy ra, thật sự thì nếu bạn chưa có con, bạn sẽ nhìn thấy việc này rất buồn cười, một mặt cha mẹ lo lắng đứa con thân yêu sẽ bị hủy hoại bởi trò chơi điện tử, nhưng lại muốn chúng ngồi yên trong nhà không quấy quá bằng cách cho chúng chơi điện thoại.

Vậy thật sự thì các thiết bị thông minh này có lợi hay có hại?

Câu trả lời là cả hai, bất kỳ thứ gì trên đời này đều có mặt tốt và mặt xấu riêng của nó, quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ mặt tốt để phát huy và mặt xấu để hạn chế, và sau đây là những lời khuyên từ các chuyên gia có nghiên cứu sâu về tác dụng của các thiết bị thông minh tới cuộc sống của trẻ:

Trẻ dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với màn hình

Tổ chức y tế thế giới năm 2019  và Tổ chức học thuật nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình thiết bị thông mình trừ các cuộc trò chuyện qua video call với người thân. Vì hành động tiếp xúc với màn hình sẽ gián đoán việc thực hành các kỹ năng vận động và phát triển mối quan hệ vơi gia đình ở trẻ.

Trẻ từ 2-5 tuổi càng hạn chế tiếp xúc với màn hình càng tốt

Tổ chức y tế thế giới năm 2019 khuyến cáo hạn chế tối đa việc tiếp xúc với màn hình ở trẻ từ 2-5 tuổi, càng ít càng tốt, cha mẹ phải quy định rõ thời gian tiếp xúc với màn hình ở trẻ. Vì trong giai đoạn này, việc tiếp xúc với màn hình  mỗi ngày đã cướp đi thời gian hoạt động thể chất cùng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ mất rất nhiều lời ích từ những hoạt động thể chất và giấc ngủ mang lại như sức khỏe, sức đề kháng, tính cách, tinh thần ham học hỏi…

Hãy thay các thói quen có hại bằng thói quen có lợi

Nếu con bạn rơi vào những trường hợp nghiện các thiết bị thông minh, biểu hiện như: không chịu ăn uống nếu không được xem quảng cáo, không chịu tham gia các hoạt động vận động ngoại trừ ngồi xem điện thoại, ăn vạ khi bị cha mẹ cướp lại điện thoại mà không rõ lý do… Thì cha mẹ đừng cố gắng thay đổi con bằng việc cấm đoán, hành động này không có bất kỳ tác dụng gì cả. Các nghiên cứu cho thấy không chỉ trẻ mà cả người trưởng thành, việc thay đổi các thói quen chỉ có thể được thực hiện bằng cách thay thế thói quen này bằng một thói quen mới có mức độ tương tự càng cao thì càng dễ thay thế.

Vì vậy việc hướng con đến các hoạt động có lợi hơn của của các thiết bị thông minh thay vì để con xa đà vào các hoạt động không chỉ vô bổ mà còn nguy hại cho con. Sau đây là các hoạt động nguy hại với các thiết bị thông minh:

Xem quảng cáo khi ăn:

Những quảng cáo có âm thanh sống động, hình ảnh bắt mắt thường tạo sự chú ý ở trẻ, cha mẹ có thể dễ dàng cho bé ăn khi bé tập trung vào màn hình, nhưng đáng tiếc ràng việc đó sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của con, việc con không tập trung vào việc ăn uống, hệ thần kinh sẽ không đánh giá chính xác lượng thức ăn mà cơ thể vừa tiếp thu, dẫn đến việc điều khiển hệ tiêu hóa không khớp với lượng thức ăn, gây ra rất nhiều bệnh lý tiêu hóa, từ ban đầu chỉ là khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, nặng hơn có thể dau dạ dày, đau ruột thừa, xuất huyết đường tiêu hóa…

Sử dụng các video để dỗ trẻ khóc

Cha mẹ có thể dễ dàng khiến một đứa trẻ nín khóc nhờ vào những video sống động khiến chúng mất tập trung vào sự kiện hiện tại đã khiến chúng khóc. Nhưng việc đó vô hình làm suy yếu sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và trẻ, sau này cha mẹ không cần phải quá ngạc nhiên khi chúng yêu chiếc điện thoại hơn cha mẹ vì chính cha mẹ đã cổ súy cho việc này khi chúng còn bé.

Sử dụng điện thoại để chơi các trò chơi phi giáo dục

Những trò chơi phi giáo dục lại rất cuốn hút trẻ, vì chúng đơn giản, không phải vận động não, hoạt động tốn nhiều năng lượng nhất của cơ thể, dẫn đến rất nhiều tác hại như chứng biếng ăn, lười vận động, trí tuệ trì trệ. Nghiên cứu của trung tâm y tế trẻ em Cohen NewYork cho thấy trẻ tham gia các trò chơi phi giáo dục trên điện thoại hay máy tính bảng có mức độ trí tuệ thấp hơn nhiều trẻ được chăm sóc bằng trò chuyện.

Vậy cách nào để cải thiện tình hình khi cha mẹ vô tình để trẻ vướng vào những tác hại của các thiết bị thông minh? – Hãy thay đổi những thói quen có hại này bằng những thói quen có lợi hơn.

Khi con ăn xung quanh con chỉ có thức ăn và đồ vật phục vụ việc ăn uống

Hãy loại bỏ tất cả những thứ có thể khiến con mất tập trung vào việc ăn uống, khiến cho trẻ ngoài việc xử lý thức ăn của mình thì chúng không còn bất kể việc gì khác. Ban đầu mọi việc có thể trở nên quá khó khăn đối với một đứa trẻ đã quen với việc được xem quảng cáo khi ăn, nhưng không có bệnh nhân cai nghiện nào dễ chịu những ngày đầu tiên hết. Hãy nhắc nhở mình, nếu cha mẹ không làm vậy, thì sớm muộn cũng được khó chịu hơn trong bệnh viện khi đưa con chữa các bệnh về tiêu hóa.

Khi trẻ khóc hãy cho chúng không gian riêng

Không có nghĩa là bỏ mặc trẻ khi trẻ khóc, nhưng hay loại bỏ tất cả mọi thứ xung quanh trẻ khi trẻ khóc, chúng chỉ có thể tập trung khóc khi có ai đó đứng bên cạnh và làm ra vẻ quan tâm đến việc khóc của chúng. Trẻ sẽ ngừng khóc khi được đáp ứng đòi hỏi hoặc biết chắc chắn rằng sẽ không ai đáp ứng chúng. Nếu biết việc đáp ứng đòi hỏi của trẻ là sai thì không được đáp ứng trẻ. Hãy để chúng hiểu rằng con luôn được khóc một mình nếu chúng khóc một cách vô lý và đòi hỏi những thứ cha mẹ không muốn.

Hãy thay những trò chơi phi giáo dục bằng các hoạt động mang tính giáo dục cao

Đầu tiên có 2 cách để hướng các hoạt động có tính giáo dục cao đến trẻ

1. Tham gia các chương trình học online phù hợp với lứa tuổi

Thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các hệ thống giáo dục trực tuyến ngày càng nở rộ, cha mẹ có thể lựa chọn cho mình rất nhiều hệ thống giáo dục khác nhau với nhiều mục đích cho riêng mình. AVITS - HỆ THỐNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG TOÀN DIỆN TRỰC TUYẾN 4.0: Tư duy Toán Mỹ (Toán Tiếng Việt – Toán Tiếng Anh), Kỹ năng xã hội, Phát triển Ngôn ngữ (Tiếng anh – Tiếng Việt), uy tín, giảng dạy tích hợp các môn học hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. một môi trường học TRỰC TUYẾN có thể đem lại ảnh hưởng tích cực, niềm vui, tình yêu và sự phát triển toàn diện cho học sinh. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, học sinh tại AVITS được bồi dưỡng nhân cách, phát triển sự tự tin, kỹ năng sống là bước đệm quan trọng, cần thiết cho sự thành công của các em trong tương lai.

2. Trở thành nhân vật trên mạng xã hội

Ngoài việc trực tiếp học tập trên các chương trình online, cha mẹ có thể ghi lại hình ảnh của con trong quá trình học tập, khi chúng là nhân vật trung tâm, chúng sẽ biết cách cư xử và hoạt động cho giống với người của công chúng, đây là một hoạt động rất có ích vừa giúp tăng tinh thần học tập của trẻ, vừa có thể ghi lại khoảng khắc của con như một cuốn nhật ký hình ảnh.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học cũng như phương pháp dạy con hiệu quả.

Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282

Vui lòng liên hệ :  Tại đây