Fred McFeely Rogers nhà giáo dục lỗi lạc người Mỹ, ông là tác giả và là người dẫn chương trình Mister Rogers' Neighborhood với hơn 40 bằng danh dự, cùng vô số giải thưởng cho sự nghiệp giáo dục trẻ em của mình. Chương trình của ông cùng những gì ông để lại cho thế giới đã tạo niềm cảm hứng vô tận cho các bậc phụ huynh cũng như các nhà giáo dục trẻ thơ.

Fred cho rằng trẻ thực sự lắng nghe mọi thứ mà người lớn nói, vì vậy cách chúng ta nói chuyện và truyền đạt thông điệm đến trẻ là vô cùng quan trọng. Ông đã đề ra một phương pháp nói chuyện gồm 9 bước có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con cũng như của cha mẹ trong cuộc sống tương lại theo cách tích cực nhất có thể.

Không đứa trẻ nào giống nhau cả, nhưng chắc chắn rằng chúng luôn cần những lời khuyên từ cha mẹ. Đôi khi phụ huynh phải giải thích cho con mình các quy tắc sử dụng đồ chơi, những nơi được phép chơi, những ngươi người được phép chơi cùng mà không gặp phải sự phản kháng của trẻ. Sau đây là 9 bước để cha mẹ có thể truyền tải thông điệp đến trẻ, thông điệp không chỉ giúp chúng hiểu biết hơn mà còn giúp chúng trưởng thành hơn:

Bước 1: Hãy nói suy nghĩ của cha mẹ theo cách đơn giản nhất mà trẻ có thể hiểu được.

Não bộ của trẻ chưa hoàn chỉnh như người lớn, vốn từ vựng còn hạn hẹp. Nếu bố mẹ nói chuyện với con mà sử dụng quá nhiều từ mới với chúng, chúng không thể nào hiểu được. Cách tốt nhất để truyền tải thông điệp cho con là cha mẹ phải nắm rõ được trình độ của con mình đến đâu để sử dụng từ ngữ cho phù hợp, hãy biến mọi thông điệp thành những câu thật sự đơn giản:

Ở cùng người lạ là nguy hiểm.

Ném đồ đạc mọi nơi là rất xấu.

Chơi ngoài đường là nguy hiểm.

Chơi game không xin phép mẹ là sai.

Bước 2: đổi thành những câu nói tích cực để truyền thông điệp cho con

Thay vì đe dọa quát mắng, cha mẹ nên sử dụng những câu nói mang ý nghĩa tích cực để uốn nắn dạy dỗ con theo ý mình:

Thật là tốt nếu con chỉ đi cùng với người quen.

Thật là tốt nếu con đặt đồ chơi đúng nơi quy định.

Thật là tốt nến con chơi ở nơi an toàn.

Thật là tốt nếu con xin phép cha mẹ trước khi làm việc gì đó.

Bước 3: dạy trẻ cách xin phép

Trẻ nhỏ chưa đủ tư duy để phân biệt đúng sai, nên điều đầu tiên dạy trẻ là mọi việc con làm phải hỏi ý kiến cha mẹ trước, hãy xây dụng niềm tin của trẻ với cha mẹ, trẻ sẽ cởi mở hơn khi giao tiếp cùng cha mẹ, cha mẹ cũng hạn chế tối đa việc đứa trẻ dấu cha mẹ làm những việc nguy hiểm chỉ vì sợ nói với cha mẹ thì sẽ không được phép:

Con nhớ hỏi cha mẹ xem có thể đi cùng người này không nhé.

Con nhớ hỏi cha mẹ xem có thể cất đồ chơi ở đâu.

Con nhớ hỏi cha mẹ xem có thể chơi ở đâu thì an toàn.

Con nhớ hỏi cha mẹ trước khi làm điều gì đó.

Bước 4: Loại bỏ những từ mang tính mệnh lệnh áp đặt cho con

Hãy hướng các câu nói mang tính chất mềm mỏng yêu thương nhất có thể, đừng sử dụng những từ ngữ giống như mệnh lệnh với con, nếu bạn muốn đứa trẻ thật sự quyến luyến cha mẹ:

Cha mẹ sẽ cho con biết con có thể đi cùng ai.

Cha mẹ sẽ cho con biết nơi cất đồ chơi gọn gàng.

Cha mẹ sẽ cho con biết nơi nào chơi sẽ an toàn.

Cha mẹ sẽ cho con chơi game vào thời điểm thích hợp.

Bước 5: loại bỏ những từ ngữ mang nghĩa chắc chắn.

Những từ như “sẽ” mang nghĩa chắc chắn, hãy thay thế bằng những từ ngữ mềm mỏng hơn nữa như “có thể”

Cha mẹ có thể cho con biết con có thể đi cùng ai.

Cha mẹ có thể cho con biết nơi cất đồ chơi gọn gàng.

Cha mẹ có thể cho con biết nơi nào chơi sẽ an toàn.

Cha mẹ có thể cho con chơi game vào thời điểm thích hợp.

Bước 6 loại bỏ những từ ngữ không hoàn toàn đúng với tất cả những đứa trẻ

Không phải đứa trẻ nào cũng có đủ cha mẹ, và không phải chỉ cha mẹ mới có thể chỉ cho trẻ biết nên làm điều gì đúng điều gì sai, trẻ có thể tham khảo ý kiến của mọi người:

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết con có thể đi cùng ai.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi cất đồ chơi gọn gàng.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi nào chơi sẽ an toàn.

Mọi người trong gia đình có thể cho con chơi game vào thời điểm thích hợp.

Bước 7: Thêm một ít từ ngữ mang động lực

Thêm lý do ở những điều cha mẹ muốn con thực hiện bằng những từ ngữ mang tính động lực:

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết con có thể đi cùng ai. Hãy lắng nghe mọi người vì con là đứa trẻ ngoan.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi cất đồ chơi gọn gàng. Hãy lắng nghe mọi người vì con là đứa trẻ ngoan.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi nào chơi sẽ an toàn. Hãy lắng nghe mọi người vì con là đứa trẻ ngoan.

Mọi người trong gia đình có thể cho con chơi game vào thời điểm thích hợp. Hãy lắng nghe mọi người vì con là đứa trẻ ngoan.

Bước 8: loại bỏ những từ ngữ mang tính đánh giá tính cách của trẻ

Vẫn là những từ ngữ mang tính động lực nhưng đừng đánh giá con trẻ:

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết con có thể đi cùng ai. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi cất đồ chơi gọn gàng. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi nào chơi sẽ an toàn. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng.

Mọi người trong gia đình có thể cho con chơi game vào thời điểm thích hợp. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng.

Bước 9 gắn kết sự thông điệp của sự trưởng thành

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết con có thể đi cùng ai. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng để có thể trưởng thành.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi cất đồ chơi gọn gàng. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng để có thể trưởng thành.

Mọi người trong gia đình có thể cho con biết nơi nào chơi sẽ an toàn. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng để có thể trưởng thành.

Mọi người trong gia đình có thể cho con chơi game vào thời điểm thích hợp. Hãy lắng nghe mọi người vì đó là điều quan trọng để có thể trưởng thành.

Đừng tin vào việc truyền tải thông điệp cho con chỉ bằng một lần duy nhất, những đứa trẻ rất tập trung lắng nghe người lớn nhưng không có nghĩa là chúng sẽ nghe theo. Hãy so sách từ ngữ từ bước 1 đến bước 9, nó chính là cách thay đổi thông điệp gửi đến cho con, tạo nên hình ảnh đa chiều sắc nét hơn trong não trẻ, tạo ra nhiều sợi dây liên kết thông tin trong não hơn, trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn. Không chỉ có vậy, cách nói qua 9 bước này cũng dẫn theo hướng tích cực, có động lực và tập trung vào sự phát triển bản thân trẻ.

American Skill tạo ra hệ thống avits.edu.vn với niềm tin cố gắng giữ sự phấn khích và nhiệt huyết của tuổi thơ, khơi dậy niềm đam mê học hỏi cho mỗi đứa trẻ.

Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282

Vui lòng liên hệ :  Tại đây