Cha mẹ một lòng muốn làm cây cổ thụ rợp bóng mát che trở cho con, đâu có biết đứa trẻ ấy cũng mong muốn khôn lớn thật nhanh để bảo hộ cổ thụ.

Hãy tin rằng mọi việc rồi cũng được phước báo, nếu cha mẹ biết cách truyển tình cảm của mình đến đứa con, thì cũng có một thứ tình cảm được truyền nguyên vẹn từ con cái. Nhưng như thế nào là biết, thế nào là đúng, thế nào là hợp lý, là có chừng mực. Bởi cây nuôi dưỡng trong nhà không thể khỏe khoắn vương lên càng không thể ra trái ngọt như cây được trồng trong ánh nắng, nhưng phó mặc số phận cây con cho thiên nhiên thì cũng gần như chắc chắn bạn chỉ thu được quả dại chua chát.

Những đứa trẻ không được xây dựng lòng biết ơn thì sẽ ra sao? Sẽ thật sự đáng sợ, còn hơn cả lang sói. Uông Tinh Hà, du học sinh ở Nhật 25 tuỏi đầu, đáng lẽ phải tự lập, đứng trên đôi chân của chính mình bằng cả sức lực và trí tuệ, lại đang tâm sát hại người mẹ của mình ngay tại sân bay khi trở về từ Nhật, chỉ vì mẹ cậu không thể lo đủ cho những đòi hỏi của cậu. Suốt 25 năm người mẹ ngheo cố gắng vay nợ khắp nơi, làm lụng vất vả ngậm đắng nuốt cay nuôi cậu ta khôn lớn. Nhưng chỉ vì mẹ cậu chưa từng mong mỏi sự trả ơn của cậu con trai, và cậu cũng nhận được quá nhiều mà nghĩ rằng đó là điều mặc nhiên phải có. Ngay khi người mẹ ấy vì tuổi cao sức yếu đã không thể lo cho cậu nữa, lại biến tất cả thành sự oán hận trong 9 nhát dao cướp đi sinh mạng của chính người đã sinh ra mình, lang sói có độc ác với đồng loại cũng không làm thế với cha mẹ.

Lòng biết ơn thực sự có ý nghĩa thế nào trong suy nghĩ của trẻ? Hầu hết những nghiên cứu về suy nghĩ của trẻ đối với việc biết ơn cho thấy trẻ hầu hết có khái niệm rất mơ hồ, chúng chỉ có thể phân biệt được những việc cha mẹ đánh giá cao hay thấp. Tức là lòng biết ơn của trẻ có hay không phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của cha mẹ cho thấy cha mẹ có coi trọng việc biết ơn hay không, thì đứa trẻ hầu như sẽ đáp ứng lại đúng như hành động của cha mẹ. Lòng biết ơn không chỉ thể hiện qua lời cảm ơn sáo rỗng, nó còn tương ứng với một bộ các kỹ năng cảm xúc xã hội phức tạp. Ví dụ các nhà nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina tại Greensboro Bắc Carolina Mỹ cho rằng lòng biết ơn cần được xây dựng ở trẻ bao hồm những quan điểm về cảm xúc, kỹ năng sẽ phát triển nhanh vào khoảng 3-5 tuổi.

Trong chương trình giáo dục kỹ năng xã hội xây dựng lòng biết ơn ở trẻ tại American Skills, chúng tôi đã nghiên cứu những trải nghiệm về lòng biết ơn của con cái trong các gia đình từ mấu giáo cho đến thay thiếu niên, và khám phá ra rằng, những suy nghĩ về lòng biết ơn sẽ là những trải nghiệm gồm 4 phần:

  • Những dấu hiệu của lòng biết ơn xuất hiện quanh trẻ.
  • Những suy nghĩ tại sao lại phải biết ơn ai đó hay thứ gì đó.
  • Cảm thấy thế nào khi nhận được sự biết ơn từ người khác
  • Những bày tỏ đánh giá về các hành động biết ơn.

Người lớn và những đứa trẻ trưởng thành đã được xây dựng sẵn lòng biết ơn sẽ dễ dàng tham gia một cách tự nhiên vào 4 trải nghiệm của lòng biết ơn, tuy nhiên những đứa trẻ nhỏ hơn chỉ có trải nghiệm thông qua việc gợi ý của cha mẹ. Trẻ em sẽ thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn khi chúng có những kỹ năng nhận thức, thực hành với các kỹ năng đó và bắt đầu kết nối giữa các phần DẤU HIỆU - NGHĨ - CẢM NHẬN nhận của việc trải nghiệm lòng biết ơn cuối cùng là biết cách ĐÁNH GIÁ các hành động biết ơn.

Chương trình này nhấn mạnh rằng cách chúng ta thể hiện lòng biết ơn với mọi thứ trên thế giới cũng là cách cả thể giời tỏ lòng biết ơn đến chúng ta. Thật vậy, American Skill vẫn luôn mong muốn những đứa trẻ được học cách tiếp nhận mọi thứ trong cuộc sống một cách sâu sắc, mang lại những trải nghiệm chân thực đầy tình cảm của lòng biết ơn. Những kinh nghiệm này sẽ mang lại cho cha mẹ những đứa con thực sự khiến mọi người phải tự hào.

Làm thế nào để trẻ có thể học cách biết ơn?

Ngoài 4 trải nghiệm của lòng biết ơn có thể giúp cha mẹ xậy dựng lòng biết ởn ở trẻ. Cha mẹ có con theo học tại American Skills sẽ nhận được những góp ý, cách thức hướng dẫn, khuyến khích những hành vi tập trung vào lòng biết ơn, như lời cảm ơn, cách bày tỏ lời cảm ơn, cách thể hiện tình cảm của lòi cảm ơn thực sự từ tấm lòng lương thiện và sự mong muốn được đáp lại lòng tốt của mọi người với trẻ, ngoài ra còn có các hành vi của cha mẹ giúp tạo sự chú ý cho trẻ, là tấm gương đạo đức cho trẻ noi theo. Hãy nhớ trẻ học rất nhanh qua làm gương, và luôn có sự phản kháng đối với sự dạy dỗ.

Những gì chúng tôi nghiên cứu cho thấy cha mẹ thường dạy trẻ biết ơn thông qua việc bắt chúng cảm ơn (đến 85%) và một phần nhỏ thực sự khuyến khích trẻ biết ơn thông qua hành động của cha mẹ (39%). Khoảng một nửa cha mẹ cho rằng đã chỉ cho trẻ biết các trường hợp phải thể hiện lòng biết ơn (dấu hiệu) nhưng quá ít phụ huynh sẽ hỏi chúng cảm nhận thế nào về những món quà được tặng (22%).

Chúng tôi cho rằng trẻ thể hiện điều gì đó về lòng biết ơn dựa trên mức độ coi trọng của cha mẹ đối với lòng biết ơn. Những thông điệp từ hành vi của cha mẹ có tác dụng hình thành cách mà trẻ thể hiện lòng biết ơn hơn bất kỳ phương pháp giáo dục hiệu quả nào khác.

Những câu hỏi nuôi dưỡng lòng biết ơn ở trẻ.

Những phát hiện cho thấy rằng có rất nhiều cơ hội để nuôi dưỡng lòng biết ơn ở trẻ mà cha mẹ chưa thực sự khai thác được. Cách để trẻ chú ý sâu sắc hơn đến những gì chúng nhận được chính là cách để nuôi dưỡng lòng biết ơn ở trẻ. Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu được những món quà, ý nghĩa lý do chúng được nhận, và cảm xúc tương ứng chúng cần thể hiện là những chìa khóa để cụ thể hóa lòng biết ơn ở trẻ. Sau đây là những gợi ý của American Skills cho cha mẹ để nuôi dưỡng những trải nghiệm của lòng biết ơn ở trẻ:

Dấu hiệu: khi trẻ được nhận bất kỳ điều gì, con có nghĩ rằng đó là dấu hiệu cần phải thể hiện lòng biết ơn, con nghĩ rằng món quà này đến từ đâu, ai là là người đã tạo ra món quà này, món quà này thế nào, nó ứng với sự quan tâm của người cho con thế nào.

Nghĩ: tại sao con nghĩ mình xứng đáng được nhận món quà này, con có nghĩ rằng mình nên đáp lại tình cảm của người đã tặng quà cho con, con có nghĩ rằng con đã làm gì để được nhận món quà này, con có nghĩ rằng đây là thứ bắt buộc người ta phải tặng con không vì lý do gì hay không.

Cảm nhận: con cảm thấy thế nào khi nhận được món quà, con có cảm thấy hành phúc khi nhận được món quà hay không, món quà này có phù hợp với con hay không, những câu hỏi này sẽ giúp trẻ kết nối cảm giác tích cực của chung với những món quà chúng nhận được trong cuộc sống.

Nên: Con sẽ thể hiện cảm nhận của mình về món quà như thế nào, có cần phải chia sẻ cảm xúc của mình với người đã cho con món quà hay không, con nghĩ sao về hành động của một đứa trẻ khác khi nhận được quà.

Chúng tôi nghĩ rằng những loại câu hỏi như thế này sẽ giúp cha mẹ xây dựng lòng biết ơn của trẻ một cách thông tuệ, trẻ sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp từ thế giới, và quan trọng nhất là chúng cảm nhận được những điều tốt đẹp từ thế giới. Đó cũng là lý do khiên cha mẹ có thể tự hào khi lời cảm ơn chân thành phát ra từ tâm can đứa trẻ đó mới thực sự là điều quan trọng.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học cũng như phương pháp dạy con hiệu quả.

Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282

Vui lòng liên hệ :  Tại đây