Smartphone đang dần trở thành một con quỷ lấy đi thời gian đáng lẽ cha mẹ để dành cho con cái của họ, con quỷ này không chỉ làm việc đó với cha mẹ, nó còn làm với chính những trẻ ngây thơ nữa. Thay vì cha mẹ và những đứa trẻ bên nhau thì họ đang dành thời gian cho những con quỷ xinh đẹp này.

Mẹ ơi hôm nay chúng ta sẽ đi chơi nhé? Ba đứa trẻ của tôi, 6, 9, 12 tuổi, đứng trước mặt tôi với vẻ mặt đầy chán nản, như thể chúng đã chờ đợi câu trả lời quá lâu rồi.

“Các con muốn đi đâu vậy?”. Mắt tôi đang cố gắng chiến đấu để thoát khỏi màn hình điện thoại nhỏ bé để cố gắng chuyển hướng tập trung sang những đứa con.

“đến bể bơi đi mẹ, đã lâu rồi chúng con chưa được đến đó”

Tôi không chắc tôi đã mất bao lâu để dùng chiếc điện thoại tìm kiếm bể bơi nào phù hợp, tôi lang thang trên những dòng tin tức, thông báo, đến nỗi hình như tôi quên mất cả ý định ban đầu là kiếm một hồ bơi thật nhanh để dẫn những đứa trẻ của tôi tới đó. Khi nhìn lại thì mỗi đứa đã tìm được niềm vui riêng, đứa thì lấy ipad ra coi, đứa thì coi hoạt hình trên tivi với chị. Thật xấu hổ sau khi tôi thoát ra được khỏi chiếc điện thoại. Tôi tự hỏi mình một ngày tôi hay bất kỳ phụ huynh nào khác đã bỏ lỡ bao nhiêu khoảng khắc đáng lẽ sẽ tạo ra những ký ức tuyệt với bên những đứa trẻ của mình.

Công nghệ đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Chiếc điện thoại trở thành vật bất ly thân của mỗi người, vừa là trợ lý công việc, giáo viên yoga, trợ lý tin tức… gần như tất tần tật công việc của tôi gắn liền với chiếc điện thoại. Nó giúp tôi đến các cuộc họp đúng giờ, nhắc nhở tôi tới nha sĩ, gửi tiền, khuyến khích tôi tập luyện…

Những chiếc điện thoại thông minh này lại không lành tính như chúng ta đang nghĩ. Chúng được thiết kế để thu hút sự chú ý của chúng ta, gióng như những con yêu tinh trong Tây Du Ký vậy, đặc điểm chung của chúng và những con yêu tinh là rất đẹp rất mê hoặc con người. Nghiên cứu cho thấy trung bình một ngày người Mỹ chạm vào chiếc điện thoại 150 lần, tạo ra rất nhiều sự gián đoạn ngắn trong thế giới thực của mỗi người. Điều này khiến các chuyên gia tự hỏi: “Phải chăng những chiếc Smartphone đang làm vật cản ngăn cách việc hình thành kết nối giữa cha mẹ và con cái mà quan trong nhất là việc giáo dục truyền tải những quy tắc, kỹ năng và chuẩn mực xã hội cho thế hệ tiếp theo.

Các thiết bị thông minh đang ngăn cản sự phát triển tự nhiên của trẻ

Con người học tốt nhất thông qua các tương tác giữa người với người, bằng xương bằng thịt. Nhà tâm lý học trẻ em, nhà trị liệu Jeanne Williams tại Edmonton đã giải thích rằng việc học dựa trên các mối tương tác này bắt đầu ngay cả trước khi trẻ biết nói. Các tế bào thần kinh đã hình thành những kết nối với nhau khi đứa trẻ giao tiếp với cha mẹ và những người khác quanh chúng. Ví dụ khi một đứa bé mỉm cười và cha mẹ chúng cười lại, hoặc khi trẻ khóc, cha mẹ đáp lại bằng một cái ôm.

Các loại trao đổi tương tứng này chính là một loại giao tiếp giống như thể một quả bóng được chuyền qua chuyền lại vậy. Khi đứa trẻ phát tin hiệu và chúng được cha mẹ trả lời, các tế bào thần kinh đã được kích hoạt để hỗ trợ cho các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Khi đứa trẻ lớn lên, những tương tác này giúp chúng học được cách kiểm soát cảm xúc, những như các tín hiểu cảm xúc phi ngôn ngữ quan trọng (ví dụ sự tức giận hay hạnh phúc sẽ trông như thế nào). Khi trẻ phản ứng càng nhanh hơn với các tín hiệu trong cuộc sống, chúng sẽ càng an toàn và thành công hơn.

Nhưng để hỏi hỏi được tất cả mọi thứ, những tín hiệu của trẻ cần được trả lời tương ứng ngay lập tức. Hãy nhìn những trận đấu bóng, khi quả bóng rời sân mà không ai đỡ được nó, thì trận đấu sẽ bị dừng lại. Đó chính xác là những gì xảy ra khi chiếc Smartphone can thiệp vào tương tác của cha mẹ với con cái. Các nhà nghiên cứu tại đại học Y Boston đã quan sát thấy rằng khi cha mẹ bị phân tâm bởi các thiết bị thông minh trong bữa tối, họ trò chuyện ít hơn 20% và các cử chỉ phi ngôn ngữ cũng ít hơn 39% so với bình thường họ dành cho con cái họ.

Sự gián đoạn giao tiếp gây ra bởi các thiết bị thông minh dã nhen nhóm từ sớm, phá vỡ ngay cả những giao tiếp nhỏ nhặt nhất như giao tiếp bằng mắt. Và hậu quả thật sự tai hại, Các nhà nghiên cứu tại đại học Cambridge đã phát hiện rằng khi cha mẹ và con cái nhìn nhau, các tin hiệu sóng não cũng được đồng bộ, hình ảnh quét não lúc này của cha mẹ và con cái rất giống nhau. Các nghiên cứu cho rằng ánh mắt là tin hiệu mạnh mẽ báo hiệu cho em bé rằng mẹ đã sẵn sàng đẻ giao tiếp với con. Và đến lượt em bé sẽ tạo ra nhiều phản ứng và nỗ lực để tương tác nhiều hơn với mẹ.

Vì vậy khi các bà mẹ cho con bú mà sử dụng các thiết bị thông minh để giết thời gian, các chuyên gia đã cảnh báo rằng họ đang bỏ lỡ cơ hội tạo ra những mối liên kết quan trọng với con của mình bằng những ánh nhìn. Đúng là việc đọc tin nhắn hay lang thang trên mạng xã hội giúp chúng ta kết nối với bạn bè và gia đình vào những thời điểm chúng ta bị cô lập, nhưng đáng buồn là ngay sau đó chúng ta sẽ bị tạc vào những dòng thông báo, những hình ảnh video không hồi kết, cuối cùng ta lại bỏ lỡ việc kết nối với chính em bé của chúng ta.

Những cơ hội bị bỏ lỡ tiếp tục khi con cái của chúng ta bắt đầu xử lý cảm xúc thông qua các cuộc trò chuyện. Thông thường, hiệu ứng nhìn xuống màn hình có thể loại bỏ hoàn toàn cơ hội tạo ra không gian thoải mái để bày tỏ ý kiến của trẻ với cha mẹ. Đó chính là nguyên nhân tại sao các chuyên gia khuyên cha mẹ nên dẫn trẻ tở những nơi, những hoạt động cách xa sự can thiệp của các thiết bị thông minh, nơi trẻ có thể trở lên cởi mở hơn theo cấp số nhân để sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện hàng ngày của chúng.

Khi trẻ lớn lên, việc sẵn sàng và phản ứng nhanh với các tin hiệu giúp chúng điều tiết cảm xúc dễ dàng. Khi một đứa trẻ gặp các cảm xúc tiêu cực mà cha mẹ chúng lại phớt lờ chúng, đau khổ sẽ tăng lên nhiều lần. Ngược lại nếu cảm xúc tích cực, việc cha mẹ quên đi chúng sẽ khiến trẻ cụt hứng, mất đi cảm giác hành phúc và có thể dẫn đến trầm cảm.

Tracy Dennis-Tiwary giáo sư tâm lý học tại Đại học Hunter và trung tâm tốt nghiệp đại học NewYork, nói rằng, những đứa trẻ có cha mẹ sử dụng điện thoại nhiều khiến mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất khó để kết nối lại, có ít các dấu hiệu của sự hành phúc hơn, con cái ít tò mò về việc của cha mẹ hơn, điều này cho thấy sức khỏe cảm xúc của trẻ đi xuống tại những gia đình này. Tracy Dennis-Tiwary cũng cho rằng nếu ta sử dụng điện thoại để ngắt liên kết với trẻ, thì trẻ cũng sẽ làm điều tương tự với chúng ta. Tracy Dennis-Tiwary lo sợ rằng việc cha mẹ cho con sử dụng các thiết bị thông minh chỉ để chúng ngồi yên không quậy phá sẽ dẫn đến nhiều điều tiêu cực hơn là tích cực. Trẻ bị khuyến khích sử dụng các thiết bị thông minh có xu hướng tìm đến các thiết bị thông mình hầu hết là để xem các video nhiều màu sắc nhưng lại không có nội dung bổ ích hay rõ ràng, chúng dần phản ứng rất kém với thực tại.

Một dữ liệu nghiên cứu tại các bệnh viện khi mạng 3G được đưa vào sử dụng tại Mỹ cho thấy những ca cấp cứu cho trẻ dưới 6 tuổi tăng thêm 10%, các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em gặp nhiều rủi ro hơn khi cha mẹ bị phân tâm bởi smartphone.

Việc thay đổi một thói quen rất phức tạp, đơn giản hơn là phụ huynh có thể thay thế thói quen sử dụng các thiết bị thông minh một mình thì hay cùng con tham gia các trò chơi hay học tập có ý nghĩa như các chương trình của Avits. American Skills đã xây dựng AVITS trang web trực tuyến trực tuyến với 7.000 chủ đề, kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, phát triển tư duy cho trẻ một cách toàn diện.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học cũng như phương pháp dạy con hiệu quả.

Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282

Vui lòng liên hệ :  Tại đây