Tuy có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật ca ngợi tình anh em sâu sắc, nhưng cảm nhận của cha mẹ trong đại gia đình nhiều hơn một người con, thì trước khi anh chị em chúng có cảm nhận của tình máu mủ, thì chúng đã chiến đấu với nhau trên mọi mặt trận: tranh giành chiêc cốc màu xanh, chiếc bút màu tím, người được chơi ipad, đứa được cầm điều khiển tivi. Chúng cứ mải miết cho rằng cuộc sống thật bất công với chính mình còn anh chị em mình thì lại nhận được nhiều ân huệ. Dường như chúng không thể bên nhau quá lâu.

Có phải anh chị em trong gia đình thường xuyên đánh nhau phải không?

Bất kỳ mối quan hệ nào đều có thăng trầm, tình anh em cũng không ngoại lệ. Nhiều cha mẹ trở nên rất căng thẳng khi nghe tiếng la hét từ trong phòng chơi chung. Thứ tự sinh ra, khoảng cách tuổi tác, giới tính, tính cách đống vai trò rất lớn trong những cuộc chiến của anh chị em. Nhưng hầu hết nguyên nhân các cuộc đấu tranh này có nguồn gốc sâu xa từ ám thị của người lớn, trước khi đứa con được sinh ra, có thể bạn sẽ nghe hoặc tự mình phát ngôn ra những câu sau:

- Con sắp có em bé rồi con có sợ bị ăn mất phần không?

- Ba mẹ của con sắp có em bé rồi, ba mẹ sẽ yêu thương bé không còn yêu con nữa đâu.

- Con sắp bị cho ra rìa rồi.

Chính những lời ác khẩu này đã gieo vào đầu những đứa trẻ non nớt rằng chúng sắp có một kẻ thù xuất hiện, và lẽ tự nhiên khi giao tiếp với kẻ thù là phải đối đầu, đứa trẻ kế tiếp được sinh ra nhìn thấy trong mắt người anh người chị của mình sự thù địch thì tự nhiên chúng sẽ phản ứng lại đúng với thái độ thù địch đó. Chính vì vậy mỗi gia đình khi sắp chào đón đứa trẻ tiếp theo, nên chú ý lời nói, tuyệt đối không phát ngôn những câu đại loại như thế này để gây hiềm khích giữa những đứa trẻ, đặc biệt là một số người hàng xóm vô tâm, những người rất thích trêu trọc trẻ con nhưng lại không bao giờ suy nghĩ về hậu quả.

Nhưng nếu những đứa trẻ của bạn đã xuất hiện những mâu thuẫn liên tục thì sau đây sẽ là những cách giải quyết vấn đề này:

1. Khuyến khích hợp tác.

Hãy xây đựng một môi trường ủng hộ sự hợp tác. Cha mẹ hãy hướng dẫn con tham gia các hoạt động win-win, hạn chế tối đa các hoạt động win-lose giữa anh chị em với nhau. Hãy chỉ cho chúng cùng tham gia các hoạt động mà chúng đều ở cùng một phe. Các công việc gia đình khi giao cho trẻ nên giao hết, phần thưởng là phần thưởng chung, có nghĩa là dù hoàn thành hay không, có phải là lỗi của ai hay không thì thưởng là thưởng chung, phạt là phạt chung.

2. Cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn

Không thể thay đổi tính cách trong một sớm một chiều, đặc biệt là những định kiến xuất hiện trong thời kỳ thơ ấu, những định kiến này có thể trở thành một nỗi ám ảnh suốt cuộc đời trẻ. Nên ngay khi những đứa trẻ của bạn xảy ra mâu thuẫn, việc đầu tiên của mỗi cha mẹ là hãy hít thật sâu và giữ bình tĩnh, tất cả đều có cách giải quyết, sau đó hay gọi chúng lại, hãy để khoảng lặng cho chúng. Bằng cách bắt chúng đứng khoanh tay nhìn về phía cha mẹ 2 phút trước khi tìm hiểu lý do, sẽ khiến chúng bớt phản kháng, bớt lời lẽ, bớt hiềm khích hơn. Sau đó mới từ từ hỏi từng bé một xem chuyện gì đang xảy ra, hãy đặt ra nguyên tắc là chỉ duy nhất một người được nói, và trước khi những đứa trẻ của bạn kết thúc việc đưa ra ý kiến, thì tuyệt đối cha mẹ không được nhận xét bất kỳ hành động hay lời nói nào, hãy chờ đến khi mọi việc được phơi bày bởi chính các bé.

3. Chỉ cho bé biết không cần thiết cứ phải chơi thứ con thích.

Cuộc sống là những lựa chọn ai có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống thì người đó thành công hơn. Hãy chỉ cho con biết con có rất nhiều lựa chọn, không bao giờ chỉ có duy nhất một lựa chọn mà con đang mong muốn. Hãy từ từ giảng giải cho các con hiểu, khi con lựa chọn điều này hay điều kia thì con được gì mất gì, đặc biệt là khi tranh giành với anh chị em, thì con mất nhiều hơn là được. Tuyệt đối không đứng về bất kỳ phía nào, dù là anh chi hay em, cứ chỉ cho con biết cái được cái mất để các con tự thảo luận và đưa ra lựa chọn của mình. Hãy dạy cho con biết tầm quan trọng của sự chia sẻ,

4. Dạy trẻ biết cách thể hiện bản thân

Khi trẻ biết cách thể hiện cảm xúc, chúng sẽ bị đả kích hoặc có các phản ứng la hét, gây tổn thương cho người khác hoặc chính trẻ. Dạy con biết cách biểu lộ cảm xúc qua gương mặt và lời nói là rất cần thiết.

5. Tôn trọng quyền tự chủ của mỗi đứa trẻ.

Khi trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, chúng cũng ít các biểu hiện phản kháng hơn, những đứa con cũng sẽ học những điều này từ cha mẹ, chúng cũng dần biết được điều quan trọng là phải biết tôn trọng người khác. Trẻ được tôn trọng quyền tự chủ cúng sẽ biết cách tôn trọng quyền tự chủ của người khác.

6. Khi nào thì cha mẹ nên can thiệp vào cuộc chiến của các con

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cha mẹ nên tham gia khi cuộc chiến về mặt thể chất bắt đầu, tuyệt đối phê bình thật nghiêm khắc, khi các con động chân động tay với nhau. Bởi vì các cuộc chiến thể chất có thể dẫn đến những hậu quả rất nặng nề, nhưng không hẳn là các cuộc chiến về ngôn ngữ của trẻ thì không nguy hiểm cho việc hình thành nhân cách, hãy chú ý con bạn, nếu chúng vượt qua giới hạn cho phép có thể đẫn đến những kết quả tiêu cực, đó là lúc cha mẹ cần phải can thiệp.

7. Cung cấp cho trẻ những lựa chọn công bằng

Một cách đơn giản để giúp những đứa trẻ hòa thuật hơn là làm cho chúng hiểu rằng mỗi người đều có không gian riêng. Phải đảm bảo rằng bât kể anh chị hay em cũng đều nhận được tất cả sự chú ý của cha mẹ. nếu thực sự không tìm được cách, thì ngay cả cách cực đoan nhất là tung đồng xu xem ai là người chọn trước cũng phải làm, để giảm tối thiểu định kiến của cha mẹ có thể gây bất công bằng việc dạy con phải nhường em chỉ em là em chứ không có lỹ do rõ ràng.

8. Củng cố tình yêu của chúng

Chúng ta cần tìm ra những khoảng khắc ngọt ngào giữa những đứa trẻ của chúng ta và khuyến khích chúng thực hiện nhiều hơn. Hãy nói: các con thật là đáng yêu khi chơi vơi nhau, thật là tuyệt vời khi con ôm em, cảm ơn em đã lấy nước cho chị. Khi chúng được chú y, được khen ngợi chúng sẽ có cảm giác tốt về những việc này, và mong muốn thực hiện nhiều hơn

7. Trẻ con xung đột có thật sự xấu?

Việc những đứa trẻ suốt ngày chí chóe với nhau có thể khiến các bậc cha mẹ phát điên. Nhưng chỉ cần con vẫn còn trong tầm cư xử có văn hóa, thì những xung đột giữa anh chị em với nhau có nhiều cái lợi hơn là hại: hoàn thiện các kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng tự kiểm xoát và học cách điều khiển cảm xúc. Hãy tin rằng những đứa trẻ của chúng ta một ngày nào đó sẽ mạnh mẽ hơn vì những cuộc xung đột này.

Và American Skill tạo ra hệ thống avits.edu.vn với niềm tin cố gắng giữ sự phấn khích và nhiệt huyết của tuổi thơ, khơi dậy niềm đam mê học hỏi cho mỗi đứa trẻ.

Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282

Vui lòng liên hệ :  Tại đây