Ngày bên nhau ấy là ngày hạnh phúc.
Cho con bạn một tuổi thơ hạnh phúc và khỏe mạnh có thể giúp chúng thành công trong cuộc sống tương lai. Nhưng nhiều cha mẹ tự hỏi, chính xác là làm thế nào để có thể nuôi dạy được những đứa trẻ hạnh phúc trong thời đại này.
Nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc không phải là cứ tạo cho chúng những niềm vui nhất thời, sự hài lòng ngay lập tức. Mà chúng có được sự thỏa mãn khi bỏ ra nỗ lực để có được mục tiêu của mình.
Hạnh phúc là một quá trình không phải là đích đến.
Bạn có thẻ giúp con phát triển những kỹ năng đố bằng các áp dụng những thói quen lành mạnh suốt đờn. Dưới đây là các cách để có thể nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc
1. Khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời
Đừng đánh giá thấp lợi ích của việc vui chơi ngoài trời, chạy trên cỏ, trèo lên cây, ngòi trên xích đu, đắp cát, đào đất… tất cả đều tốt cho trẻ em.
Các nghiên cứu cho thấy mùi hương liên quan đến thiên nhiên như cây cỏ, hoa oải hương, giúp trẻ trở nên phấn chấn. Vì vậy bạn có thể khuyến khích con đọc một cuốn sách hoặc làm bài tập về nhà ngoài hiên, chỉ để con có được tinh thần vui vẻ, hạnh phúc.
Chơi ngoài trời cũng cải thiện các kỹ năng xã hội ở trẻ. Mội nghiên cứu năm 2017 trên tạp chi Khoa học và y học Thể thao cho thấy những đứa trẻ có được tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời làm tăng sự đồng cảm, gắn kết, khả năng tự kiểm soát bản thân, đó cũng là những kỹ năng xã hội quan trọng.
Trẻ có kỹ năng xã hội tốt hơn sẽ có khả năng tận hưởng các mối quan hệ lành mạnh hơn. Mội nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt hơn cũng có khả năng vào đại học và thành công trong cuộc sống cao hơn, ít khả năng bị lôi cuón vào bạo lực, các chất gây nghiện cũng như béo phì.
Vì vậy hãy biến việc vui chơi ngoài trời trở thành thói quen hàng ngày. Ngay cả khi thời tiết không hoàn hảo, hãy khuyến khích con đi xe đạp, chơi với những đứa trẻ hàng xóm, chạy nhảy xung quanh sân cỏ hay bãi cát.
2. Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị có màn hình
Con bạn có thể bám lấy cái màn hình trong khoảng thời gian gần như vô tận. Nhưng điều đó sẽ không tốt cho tâm lý của trẻ
Một nghiên cứu năm 2018 trên Emotion cho thấy thanh thiếu niên nếu dành ít thời gian hơn với các thiết bị kỹ thuật số và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động như thể thao, học tập, tôn giáo, hay bất kỳ hoạt động cá nhân không liên quan đến màn hình đều hành phúc hơn.
Thiết lập giới hạn rõ ràng về về dành thời gian với các thiết bị có màn hình của con bạn. Hãy sử dụng thời gian này trở thành một đặc quyền của con khi con hoàn thành các yêu cầu khác. Nếu quá khó khăn trong việc thay đổi những thói quen có hại này, cha mẹ có thể thay đổi thói quen này đôi chút bằng cách cho bé tham gia các khóa học online của Avits. Với yêu cầu hoàn thành các mục bài học mới được sử dụng điện thoại hay máy tính bảng, TV vào việc giải trí.
3. Thực hành lòng biết ơn
Kết hợp lòng biết ơn vào cuộc sống hàng ngày của bạn có thể giúp trẻ trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn. Nhưng hãy nhớ có một sự khác biệt rất lớn giữa việc ép buộc trẻ cảm ơn và việc dạy cho trẻ ý nghĩa của việc cảm ơn.
Nghiên cứu năm 2012 về lòng biết ơn cho thấy những người biết ơn được tận hưởng những mối quan hệ tốt hơn, và có thể là chìa khóa cho một cuộc sống hạnh phúc hơn. Một trong những các tốt nhất để trẻ em thực sự biết ơn đó là cha mẹ phải làm gương.
Hãy bày tỏ lời cảm ơn chân thành khi nhận được ân huệ từ người khác. Cha mẹ hãy cảm ơn con từ những việc nhỏ nhất con thực hiện cho mình, trẻ sẽ học theo cha mẹ rất nhanh.
Hãy biến lời cảm ơn thành thói quen của gia đình, thậm chí có thể coi đó là tín ngưỡng cao nhất. Không chỉ cảm ơn những điều ngay trước mắt, công lao của những người thầm lặng trải qua quá trình như thầy cô ở lớp, anh chị em, thậm chí những người lao công dọn vệ sinh ngang qua nhà. Lời cảm ơn có thể biến đổi cả khuôn mặt của trẻ, những đứa trẻ giàu lòng nhân ái và sự biết ơn có nét thánh thiện rất riêng mà ai nhìn cũng có thể cảm nhận được.
4. Có kỳ vọng nhưng không quá cao
Mặc dù không vui khi dành hàng giờ để học bài kiểm tra hoặc thực hành một bài nhạc trên piano hay ghita, những đứa trẻ cố gắng làm những việc khó khăn có nhiều khả năng có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
Những kỳ vọng của bạn có tác động rất lớn đế sự sẵn sàng chấp nhận thử thách bản thân của con bạn. Con bạn sẽ làm việc chăm chỉ để đáp ứng mong đợi của bạn miễn là kỳ vọng của bạn hợp lý.
Các nghiên cứu cho thấy khi cha mẹ có kỳ vọng học tập cao đối với con cái của họ, trẻ sẽ học tập tốt hơn ở trường và chúng kiên trì hơn trong các nhiệm vụ khó khăn. Kỳ vọng cao cũng liên quan đến khả năng kiên trì trong xã hội cũng như nhà trường.
Nhưng điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng không được mong đợi những điều hoàn hảo, đặt thành tích quá cao có thể gây ra tác dụng ngược, tâm lý chán nản, sự tự ti, thậm chí ghét bỏ cha mẹ.
Quá mong đợi sự hoàn hảo ở con có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ. Con của bạn cũng sẽ từ bỏ các mục tiêu của mình đặt ra cho trẻ.
Một đứa trẻ thì nhận thức vẫn còn hạn hẹp, vì thế đưa ra các mục tiêu quá xa vời không có tác dụng với trẻ, cha mẹ cần sắp xếp và đưa ra các mục tiêu càng ngắn hạn và rõ ràng càng tốt, như làm xong 1 bài toán này, tập nhuần nhuyễn một khung nhạc này.
5. Dạy trẻ tính tự giác
Ăn thêm mọt chiêc bánh quy, bỏ bài tập về nhà để vui chơi cùng bạn bè, ngồi xem TV say sưa thay vì làm các việc vặt giúp đỡ cha mẹ tuy có thể mang lại cho trẻ những niềm vui nhất thời, nhưng về lâu về dài, việc thiếu tự chủ gây tác hại cực kỳ to lớn.
Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Nhân cách cho thấy những ngươuì có khả năng tự kiểm soát tốt cũng có tâm trạng tốt hơn.
Tuy nhiên điều thú vị là các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhưungx người có khả năng tự kiểm soát tốt hơn cũng không đặt mình vào những tình huống kích thích như những người khác. Họ không quá mong muốn sự hạnh phúc, nhưng tâm trạng của họ lại thường xuyên tốt hơn những người khác.
Bắt đầu dạy con tính tự giác từ khi còn nhỏ. Đồng thời dạy con xác định các cám dỗ quanh mình, xác định cái nào là có lợi cái nào là có hại, và con phải tự mình lựa chọn cho đúng.
Một số cách cha mẹ có thể thử áp dụng để tập cho trẻ cách tự kiểm soát:
- Đặt chiếc điện thoại thông minh cạnh con khi con đang làm bài tập về nhà, hãy để con tự hứa rằng sẽ hoàn thành bài tập trước khi động vào chiếc điện thoại.
- Hãy để các thực phẩm lành mạnh cùng với những thực phẩm hạn chế như nước ngọt có ga trong tủ lạnh, bạn đảm bảo rằng bạn biết sự thiếu hụt của các thực phẩm hạn chế là do trẻ thực hiện.
- Đặt thiết bị thông minh bên cạnh giường ngủ nhưng phải đảm bảo ràng con hứa không được sử dụng cho đến khi ngủ đủ giấc và thức dậy vào buổi sáng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học cũng như phương pháp dạy con hiệu quả.
Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282
Vui lòng liên hệ : Tại đây
Đọc thêm
- Anh chị em những trận chiến không hồi kết
- Đừng coi thường mức độ quan trọng của bữa cơm gia đình
- Nghệ thuật và trí thông minh
- Giúp con trở thành người hùng tại sao không?
- Những chiếc Smartphone đáng sợ
- Nhật ký cha mẹ thay đổi đời con
- Nuôi dạy trẻ biết ơn cả đời cha mẹ yên ổn
- 9 Bước nói chuyện vơi con có thể thay đổi cả cuộc đời đứa trẻ
- Cách quản lý thời gian sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ
- Xây dựng niềm đam mê toán học ở trẻ