Nhiều cha mẹ than phiền tại sao con tôi không thích học hành, chúng sợ sách vở, chúng chẳng ham học giống con hàng xóm. Những sự thật là trẻ em chúng đã được sinh ra cùng với sự tò mò tự nhiên và yêu thích học tập. Ngay từ khi cất tiếng khóc đầu đời, chúng đã học và những năm đâu tiên là thời gian không ngừng tò mò và khám phá. Những gì cha mẹ có thể và nên làm, tỏng những năm đầu tiên này đặc biệt là nuôi dưỡng tình yêu học tập tự nhiên. Một khi niềm đam mê học tập được nuôi dưỡng, điều quan trọng là phải giữ nó đúng nhịp điệu theo năm tháng. Điều này không quá khó như những gì có vẻ cao siêu chúng ta vừa nhắc đến. Ở đây American Skills sẽ thảo luận ngắn gọn về việc học tập diễn ra như thế nào và sau đó sẽ đề cập đến những cách hiệu quả nhất để giúp con bạn yêu thích việc học tập suốt đời.
Trẻ em học tập như thế nào?
Trong cuốn sách: con người giống như hệ sống tự xây dụng, Martin E. và Daniel H. Ford đã nhấn mạnh thực tế rằng bộ não con người được thiết kế để cung cấp khả năng học hỏi những gì cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống. Điều này có thể được nhièn thấy trong cách bé học tâp nhanh chóng cách dể nhận biết các nét mặt của bố mẹ khi nào thì hài lòng hoặc tức giận buồn bã. Học hỏi là điều cần thiết cho sự sống còn và cảm nhận được nhiều phần thưởng khi học hỏi mội cái gì đó chính là động lực giúp mỗi con người duy trì niềm đam mê học tập. Một người càng giỏi về mọt thứ gì đó, thì lại càng thích làm điều đó, bởi vì niềm đam mê của học có thể dẫn được đến trạng thái như là một dòng chảy. Đây là khi con người đắm chìm hoàn toàn vào trong những gì họ làm, và hàng giờ trôi qua mà không hề hay biết.
Các nghiên cứu được thực hiện với Viện nghiên cứu tự nhiên và tiến hóa tập trung vào cách trẻ em học một cách tự nhiên từ môi trường sống khi mà không được chỉ dạy học tập. Nghiên cứu chỉ ra rằng có một số đặc điểm mà tất cả các trẻ em từ đồng bằng, đến đồi núi, vùng sâu vùng xa cho đến thành thị đều có:
1. trẻ học tốt nhất thông qua việc thực hành
Hãy suy nghĩ về các hoạt động như tập đi. Không cha mẹ nào có thể nói cho một đứa bé biết rằng chúng cần phải đặt một chân trước một chân kia và sau đó đợi đến khi nó có thể học được cách làm điều đó trước khi có thể bước về phía trước. Đứa trẻ nhìn những người xung quanh chúng đi bộ và cố gắng, cố ngã, rồi đứng dậy, điều chỉnh thăng bằng, và thử lại. Trr sẽ tiếp tục luyện tập cho đến khi chúng có thể học được cách đi bộ, và cuối cùng là chạy. Quá trình này đòi hỏi sự khuyến khích từ những người xung quanh và khả năng chấp nhận thất bại lúc đầu, nhưng thông qua sự kiên trì, trẻ có thể học những gì cần thiết để cải thiện kỹ năng mà trẻ muốn học. Điều này lại đúng với hầu hết mọi thứ. Bằng cách cho phép một đứa trẻ làm một cái gì đó, chúng có thể sử dụng tất cả các giác quan của mình, tất cả những gì chúng có và theo bản năng sẽ thôi thúc chúng sử dụng phương pháp học tập phù hợp nhất với chúng. Đó là cách chung của tất cả những thứ liên quan đến cuộc sống này mà trẻ đã đang và sẽ học trong suốt đời.
2. Trẻ sẽ trở nên xuất sắc khi cùng chơi với các bạn ở nhiều lứa tuổi.
Trẻ rất muốn được khen ngời và công nhận từ những đứa trẻ khác. Bằng cách cho phép trẻ chơi trong một nhóm trẻ có nhiều lứa tuổi khác nhau, trẻ có thể học được nhiều kỹ năng từ những trẻ lớn hơn, cũng như tự giác hoàn thiện các kỹ năng mà mình chưa thể ở các trẻ nhỏ hơn. Hơn nữa khi trẻ chỉ lại cho những trẻ nhỏ hơn, chúng học được các kỹ năng kiên nhẫn, kỹ năng truyền đạt kiến thức, quan trọng nhất là khi dạy một ai đó, chúng ta được củng cố kiến thức theo một cách rất riêng, rất hiệu quả.
Tuy một nhóm trẻ lớn có thể khó quy tụ, nhưng cha mẹ chỉ cẩn tạo ra những nhóm 2 trẻ là được, và nhóm quan trọng nhất chính là anh chị em trong gia đình. Mối liên hệ huyết thống khiến những đứa trẻ dễ dàng tạo mối liên hệ với nhau hơn (mặc dù khả năng kết bạn của trẻ mạnh mẹ hơn người lớn rất nhiều, chúng gần như chỉ mất vài phút để có thể bắt đầu thân nhau từ người lạ). Cha mẹ chỉ cần luôn giữ cho không khí của những nhóm trẻ này không đi quá giới hạn là được, cứ để chúng tự nhiên chơi với nhau, chúng tự mình học được rất nhiều việc.
3. Môi trường học tập cần phải an toàn
Đây là điều kiện hiển nhiên nhưng lại thường bị cha mẹ coi nhẹ, trẻ em có thể gặp tai nạn hoặc bị tấn công trong rất nhiều tình huống. Nếu trẻ bị ai đó trọc giận, bị ai đó làm cho thất vọng, cảm thấy sợ hãi ai đó, chúng có thể đánh mất tình yêu với mọi người, hoặc cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương, trẻ sẽ cảm thấy không được an toàn. Điều này có thể xảy ra khi ai đó cười trên sai lầm của trẻ, nói với trẻ rằng, sao con không làm được điều gì đúng cả, sao con không biết cố gắng à, nói đi con bị câm sao… đó chính là những cuộc nhục hình cảm xúc. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu né tránh mọi thứ giống với tình huống mất an toàn đó, rồi trẻ sẽ cảm thấy rằng tốt nhất là không làm gì sẽ không gặp sai lầm, lúc ấy con bạn đã đánh mất đi khả năng thiên bẩm của con người là tình tò mò. Hãy cẩn thận những lời nói vô thưởng vô phạt của chính mình cũng như những người có thể xuất hiện xung quanh trẻ.
Ngoài ra thì các yếu tố mất an toàn về mặt thể chất cũng cần được tính đến, ổ điện, nước sôi, những đồ dễ vỡ, mảnh thủy tinh, mảnh sứ, những đồ dễ đổ, ghế bàn tủ chông chênh… Hãy đảm bảo sự an toàn của trẻ, vì bản thân chúng chưa có đủ nhận thức cho những điều này, hoặc bạn phải dạy được cho trẻ những điều này hoặc bạn phải tự xây dựng các biện pháp phòng tránh cho trẻ.
4. Trẻ học tốt nhất khí chúng tự chọn thứ chúng muốn học
Chúng ta đều biết một đứa trẻ có thể cho bạn biết sự khác biệt của các đốm trên con báo này so với những con báo khác, hay những con côn trùng cùng một loài nhưng lại không thể nhớ được Việt Nam nằm ở đâu trên địa cầu. Đó là bởi vì trẻ mang trong mình ám thị đầu tiên, tức khi trẻ tự hỏi mình một vấn đề, thì trẻ sẽ bị trôi theo chính mạch suy nghĩ của vấn đề đó cho đến hết dòng, chúng dường như sẽ không quan tâm đến những vấn đề khác nữa. Ví dụ dễ thấy nhất là con của các nghệ sĩ piano đều có khả năng thiên bẩm về piano, nhưng thực ra không phải vậy, khi chúng sinh ra điều đầu tiên chúng nhận ra là trong nhà mình có piano, và mạch suy nghĩ của trẻ bán theo chiếc đàn piano, khiến chúng trở nên tò mò hơn, ham học hơn nhứng thứ liên quan đến piano, cuối cùng thì có vẻ như hầu hết chúng đều có khả năng thiên bẩm về piano.
Vì vậy, tuy không khuyến khích cha mẹ định hướng con theo một môn nhất định, nhưng nếu cha mẹ muốn con mình giỏi điều gì, hãy đặt chúng cạnh con mình ngay khi còn bé, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc định hướng con trở nên giỏi giang điều gì trong tương lai.
5. Chơi là hình thức học tốt nhất của trẻ.
Chơi là hoạt động kết hợp thực hành, sự tò mò, và sự vui vẻ. Làm cho một chủ đề trở nên thú vị hơn, sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Việc cho trẻ tham gia các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, nhập vai trẻ có thể làm việc tốt hơn nhiều so với việc ghi nhớ đơn giản bằng cách lặp lại.
Bây giờ chúng ta đã biết các môi trường phù hợp để duy trì niềm đam mê học tập ở trẻ, hẹn gặp lại các bạn ở phần 2 xem chúng ta có thể làm gì để nuôi dưỡng và phát triển tình yêu với học tập ở trẻ.
Đón chờ phần II - học hỏi cách "Tăng cường tình yêu học tập ở trẻ"
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học cũng như phương pháp dạy con hiệu quả.
Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282
Vui lòng liên hệ : Tại đây
Đọc thêm
- Làm thế nào nuôi dạy được một đứa trẻ hạnh phúc để thành công trong cuộc sống -Phần 2-
- Làm thế nào nuôi dạy được một đứa trẻ hạnh phúc để thành công trong cuộc sống -Phần 1-
- Anh chị em những trận chiến không hồi kết
- Đừng coi thường mức độ quan trọng của bữa cơm gia đình
- Nghệ thuật và trí thông minh
- Giúp con trở thành người hùng tại sao không?
- Những chiếc Smartphone đáng sợ
- Nhật ký cha mẹ thay đổi đời con
- Nuôi dạy trẻ biết ơn cả đời cha mẹ yên ổn
- 9 Bước nói chuyện vơi con có thể thay đổi cả cuộc đời đứa trẻ