Một số trong những điều này có thể quen thuộc với những điều bạn đã đọc hoặc nghe chắc chắn có thứ gì đó là mới mẻ với bạn. Mỗi đứa trẻ và mỗi gia đình đều là những cá thể riêng biệt, chúng ta có những nét riêng của mình khác so với những đứa trẻ và gia đình khác, bạn và con của bạn tcó những bản năng để suy nghĩ và hành động rất riêng của mình. Điều quan trọng nhất là tiếp tục cố gắng cho đến khi bạn tìm được sự kêt hợp hoàn hảo hơn cho những tình huống của mình.
Hãy để trẻ được lãnh đạo
Hai trong số những từ thường được sử dụng thường xuyên nhất ở trẻ là “làm thế nào” và “tại sao”. Hãy để trẻ dẫn bạn vào không gian học tập của riêng chúng, hãy để thời gian hoàn thành câu trả lời của chúng. Bạn không cần phải biến câu trả lời thành những bài diễn thuyết dài dằng dẵng khiến trẻ mất đi hứng thú của mình. Các trả lời đơn giản là đưa ra những gợi ý thật nhỏ, và chờ đợi những câu hỏi tiếp theo của trẻ. Trẻ có thể yêu cầu bạn đưa ra thông tin ngay lập tức, và sau đó bạn gợi ý cho chúng tự tìm hiểu sâu hơn các vấn đề của trẻ, trẻ cần tự mình đưa ra những dự đoán, và đoán xem những dự đoán nào có khả năng hơn. Có thể thỏa mãn trí tò mò của trẻ ngay lập tức, nhưng đừng đưa ra các thông tin sâu hơn vào vấn đề, hãy gợi mở, chúng sẽ tự tìm ra những câu hỏi mới và quay trở lại hỏi bạn khi chúng cần. Hãy theo dõi và lắng nghe những sở thích và câu hỏi của trẻ, và bạn sẽ biết bạn nên tập trung nỗ lực dạy điều gì.
Hãy cho phép trẻ được thử
Cứ để trẻ nhảy vào vũng nước nếu trẻ muốn, đưa cho trẻ một cây gậy, một hòn đá, một cốc nước để trẻ có thể khám phá vũng nước theo những cách khác nhau. Hãy sãn sàng trả lời các câu hỏi, nhưng hãy để trẻ quyết định cách mà trẻ muốn khám phá. Bạn có thể đặt câu hỏi để trẻ có thêm định hướng trong việc khám phá nhưng đừng quá tập trung vào việc trẻ cần phải biết tất cả các hướng khám phá ngay lập tức. Sẽ có những ngày khác, những vũng nước khác xuất hiện, và ý tưởng cũng như câu hỏi của trẻ cũng sẽ khác, Đơn giản là bạn có thể thấy mỗi lần trẻ sẽ tự mình bắt nhịp với tính tò mò của bản thân, và nuôi dưỡng tinh thần ham học hỏi của mình.
Tự biến mình thành học trò của trẻ
Trẻ thích chia sẻ những gì chúng đã học, nhưng chắc chắn rằng bạn phải thích nghe chúng chia sẻ, trẻ đặc biệt mất hứng khi ai đó nói với chúng rằng “ôi tôi thừa biết điều này đấy”. Khi con bạn học được những điều mới, hãy trở thành học trò của trẻ, ngoan ngoãn ngồi nghe xem chúng đã học được điều gì, thể hiện sự quan tâm và đặt câu hỏi thêm cho trẻ, khơi dậy sự tò mò ở trẻ bằng cách yêu cầu trẻ đưa ra thêm những chi tiết.
Hãy thảo luận cùng trẻ, đừng giảng bài.
Hãy xem lại vũng nước, thay vì giản một bài dài về vũng nước, hãy hỏi xem con nghĩ về nó như thế nào, và chúng ta có thể cùng nhau đưa ra những câu hỏi và câu trả lời để giải quyết vấn đề. Có lẽ trời mưa rơi vào một cái hố, hay ai đó mang đến một xô nước đổ vào nó và cái vũng nước đã xuất hiện. Đừng ngại thảo luận về những câu trả lời mà bạn biết chắc rằng sai và nghe có vẻ vô lý. Hãy để trí tưởng tượng của trẻ được bay lên và sau đó nói về từng ý tưởng sẽ xảy ra như thế nào, với đầu vào là những câu hỏi tưởng chừng vô lý ở trẻ. Bạn sẽ ngạc nhiên về việc ngay cả trẻ nhỏ nhất cũng sẽ có một lý do vô cùng chính xác nếu bạn cho chúng cơ hội để bày ra nó.
Không áp đặt tiêu cực lên các ý tưởng của trẻ
Đây có thể là một thách thức với những ông bố bà mẹ thiều kiên nhẫn. Khi một đứa trẻ đưa một chiếc giày lên mặt và cười lớn một tiếng “da”, bản năng của nhiều bà mẹ là sửa lỗi cho trẻ ngay :”không phải, là giày” rồi yêu cầu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng nhìn xem, nụ cười ấy đã dần biến mất. Đây là một đứa trẻ đã nghe thấy ai đó nói “giày” nhưng chúng chưa biết cách phát âm chính xác từ này, nhưng chúng đang nghĩ rằng chúng đã nói đúng và tự hào khi biết được đối tượng này được gọi là gì. Các để biến câu trả lời của bạn thành phần thưởng đó là làm cho nó trở nên tích cực hơn, hãy nói: “Đúng rồi đó là một chiếc giày” (nhấn mạnh chứ giày). Trẻ sẽ thừa nhận liên kết từ này với vật phẩm, và sẽ không mất quá nhiều thời gian để chúng có thể phát âm được chính xác.
Giả sử bạn đang xem một đứa trẻ làm một điều gì đó mà cách chúng làm không hiệu quả. Thay vì nói “con đã sai rồi”, hãy nói “con thử cách này xem có dễ hơn không”. Bằng cách này những nỗ lực của con sẽ được đền đáp bằng sự thành công mà không cảm thấy thất bại hoặc sự thất vọng.
Hãy cho phép trẻ được thất bại
Một đứa trẻ không bao giờ biết rằng đôi khi mình sẽ thất bại vì sự thất vọng có thể tàn phá bản ngã mong manh của trẻ. Điều này rất quan trong khi trẻ học được rằng không phải ai cũng hoàn hảo, không phải mọi việc đều có thể làm hoàn hảo ngay từ lần dầu tiên. Điều quan trọng là bạn không cho phép thất bại đó ngăn bạn tiếp tục thử. Nói chuyện cùng trẻ và hỏi tại sao trẻ nghĩ rằng việc này thất bại. Cùng nhau đưa ra những cách có thể thử lại mà lần tới có thể mang tới thành công. Điều này giúp trẻ biết rằng thất bại ở một điều gì đó, một hai lần hay rất nhiều lần cũng không có nghĩa là tận thế. Nó có nghĩa là đã đến lúc cần phải tìm ra một phương pháp khác đẻ vượt qua chướng ngại vật.
Dạy tính kiên trì
Điều này có liên quan đến những hành động bên trên. Trẻ và người lớn cũng có thể trở nên buồn chán khi mọi chuyện quá dễ dàng. Dạy sự kiên trì cho trẻ cung cấp sự tăng trưởng tự nhiên của ý thức trẻ. Đừng để từ bỏ trở thành một lựa chọn dễ dàng không cần nỗ lực. Không đến mức bắt ép con phải làm đến khi thành công mọi việc, nhưng phải gợi mở và cho chúng cơ hội hợp lý dể làm chủ cảm giác của mình thành công trong một nhiệm vụ khó khăn.
Hãy thể hiện tình yêu với học tập của chính mình
Hãy noi gương cho trẻ, tiếp tục theo đuổi các cơ hội học tập riêng của bạn, để con bạn cảm thấy tự hào về thành công cũng như cảm giác hạnh phúc khi học một điều gì đó mới mẻ. Hãy để họ liên kết cảm xúc tốt đẹp với việc học. Chúng ta thường nghĩ rằng con cái đang tự thu mình lại, nhưng điều tuyệt với nhất với một đứa trẻ là nhìn thấy người mà chúng yêu thương mỉm cười hạnh phúc với chúng. Hãy để việc học tập của chính bạn tạo nụ cười đó cho trẻ.
Hãy liên kết việc học vào các hoạt động thường ngày
Liên kết các khái niệm với các vấn đề trẻ quan tâm. Các loại tranh sách hình ảnh khác nhau có thể khiến chúng vui vẻ lần đầu tiên nhưng cũng khiến chúng nhanh chóng nhàm chán. Tuy nhiên tim kiếm những chiếc xe màu xanh khi đi dạo phố, hoặc tìm các chứ B trên biển báo đường phố, khi ta có 100.000đ và một hộp sữa 78.000đ thì ta phải làm sao… có vô vàn các bài toàn tư duy cho trẻ có thể áp dụng ngay vào đời sống, khơi dậy tinh thần học tập ở trẻ.
Tưởng tượng các tình huống
Trong trường hợp khó khăn hơn, có thể cùng ngồi tưởng tượng ra các tình huống với con. Hãy để con tự kể lại câu chuyện của mình. Ngay cả khi tham gia các buổi triển lãm, hay hòa nhạc, đừng cho rằng trẻ không biết gì, bất kể tình huống nào bạn cũng có thể dẫn dắt kẻ thiên tài về sự tò mò này khơi gợi trí tưởng tượng của chúng, làm cho trí não của chúng khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
Kết luận
Khao khát được học hỏi xuất hiện ngay từ hơi thở đầu tiên của trẻ. Là cha mẹ hay là giáo viên, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giữ cho điều ước đó được tồn tại trong suốt những năm tháng trưởng thành của trẻ. Cung cấp một nền móng vững chắc sẽ giúp bất kỳ trải nghiệm xấu nào cũng gây ít tổn hại nhất điến tình yêu này, và niềm đam mê học tập suốt đời cần sự khuyến khích và nhất quán từ những người xung quanh. Hãy học các tin tưởng điều này. Sự tôn trọng và tin tưởng của mỗi bậc cha mẹ sẽ cho phép con bạn tìm đến những câu trả lời khi chúng cần. Học hỏi và phát triển cùng nhau là một trong những trải nghiệm tuyệt với nhất trong cuộc sống.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về chương trình học cũng như phương pháp dạy con hiệu quả.
Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282
Vui lòng liên hệ : Tại đây
Đọc thêm
- Làm thế nào để con ham học -Phần I- Trẻ em học tập như thế nào?
- Làm thế nào nuôi dạy được một đứa trẻ hạnh phúc để thành công trong cuộc sống -Phần 2-
- Làm thế nào nuôi dạy được một đứa trẻ hạnh phúc để thành công trong cuộc sống -Phần 1-
- Anh chị em những trận chiến không hồi kết
- Đừng coi thường mức độ quan trọng của bữa cơm gia đình
- Nghệ thuật và trí thông minh
- Giúp con trở thành người hùng tại sao không?
- Những chiếc Smartphone đáng sợ
- Nhật ký cha mẹ thay đổi đời con
- Nuôi dạy trẻ biết ơn cả đời cha mẹ yên ổn