Trí thông minh của loài người trở nên khác biệt hoàn toàn so với bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất chỉ đơn giản là chúng ta tư duy bằng ngôn ngữ. Loài vật chỉ hoạt động bằng bản năng, chúng ta không thể nhìn thấy một con khỉ hay con chó có thể đọc sách, trong khi đó khả năng của con người là vô hạn, vì chúng ta có thể đọc sách, tiếp thu lại toàn bộ kiến thức của nhân loại chỉ trong một đời người.

Trẻ em đến với thế giới này với tất cả khả năng có thể học được các kỹ năng ngôn ngữ. Kỹ năng ngôn ngữ là điều cần thiết để thiết lập khả năng giao tiếp và phát triển tư duy ở trẻ. Những kỹ năng này cho phép trẻ em có thể tham gia vào xã hội và học hỏi từ môi trường xung quanh. Học kỹ năng ngôn ngữ nghĩa là trẻ được học các quy tắc để sắp đặt các từ ngữ lại với nhau để thể hiện suy nghĩ cảm xúc của mình, có thể hiểu và tiếp nhận ý nghĩa từ ngôn ngữ của người khác cũng như trong sách vở.

Trẻ tự mình thể hiện được ý tưởng của mình

Ngôn ngữ được tạo thành từ 4 thành phần chính:

  1. Phát âm: bao gồm các quy tắc về cầu trúc và trình tự của âm thanh lời nói
  2. Ý nghĩa: bao gồm từ vựng và các khái niệm được thể hiện thông qua các từ
  3. Ngữ pháp: bao gồm 2 phần. Đầu tiên là cú pháp, các quy tắc để sắp xếp các từ thành câu, các câu thành văn bản. Thứ 2 là ngữ điệu, thay đổi âm vực, tiết tấu của giọng nói phù hợp với ý nghĩa muốn biểu đạt.
  4. Ứng dụng: tất cả những kỹ năng được sử dụng để phối hợp các thành phần của ngôn ngữ với mục đích để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.

Lợi ích của việc phát triển ngôn ngữ sớm

Ngôn ngữ là nền tảng cho mọi tương tác trong xã hội, tất cả các vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não và nhận nhận thức của con bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vốn từ vựng tỷ lệ thuật với khả năng sáng tạo. Ngôn ngữ cho phép trẻ sớm suy nghĩ và học hỏi từ thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ đặt câu hỏi và phát triển những suy nghĩ đơn giản thành những ý tưởng sáng tạo và phức tạp.

Kỹ năng ngôn ngữ là một thông số quan trọng quyết định đến sự thành công trong giao tiếp.

Tất cả suy nghĩ, tính cách, đạo đức, văn hóa,… của trẻ đều được hình thành thông qua quá trình học tập ngôn ngữ. Trẻ càng sớm có được hệ thống ngôn ngữ của bản thân, trẻ càng tự chủ hơn trong việc tư duy.

Hay nói cách khác sự phát triển ngôn ngữ không thể được tách ra biệt lập mà có mối liên hệ mật thiết và cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con bạn trong những năm đầu đời. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ trẻ sẽ học được:

  • Vốn sống, nâng cao năng lực tự chủ.
  • Rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác thích nghi với môi trường
  • Tư duy suy nghĩ giải quyết vấn đề
  • Phát triển tư duy sáng tạo

Những rủi ro nếu con bạn chậm phát triển ngôn ngữ

Khi các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến tư duy của trẻ. Mặc dù may mắn rằng đại đa số mọi người cuối cùng cũng thành công trong việc đạt được khả năng nghe nói đọc viết. Tuy vậy, nếu đứa trẻ của bạn có những dấu hiệu của việc chậm phát triển ngôn ngữ, mà bạn chỉ có thái đội chờ đợi rồi mọi thứ sẽ ổn thôi thì đó sẽ trở thành sai lầm lớn nhất đời bạn.

Các nghiên cứu cho thấy sự chậm phát triển ngôn ngữ có thể dẫn đến:

  • Khó khăn trong giao tiếp
  • Khó khăn trong học tập tiếp thu kiến thức
  • Nhút nhát khó hòa nhập vào xã hội
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý

Năm năm đầu đời của trẻ là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, mặc dù chúng tiếp tục phát triển qua các giai đoạn từ thơ ấu đến thiếu niên, thậm chí khi có tuổi con người vẫn không ngừng hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ của bản thân. Trong những năm đầu tiên này, các tế bào thần kinh phát triển những kết nối đầu tiên cho phép não sử dụng ngôn ngữ như là cách thức thể hiện suy nghĩ của bản thân. Chính các kết nối đầu tiên này sẽ là nét mực ảnh hưởng mạnh nhất đến tương lai của trẻ. Do đó, trong giai đoạn này trẻ cần nhận được đầy đủ các kích thích để đảm bảo tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp ở trẻ.

Mặc dù mỗi đứa trẻ phát triển ngôn ngữ theo tốc độ riêng của chúng, nhưng vẫn có một số mốc đặc biệt để đánh dấu việc phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ và không cần có sự can thiệp y tế cũng như tâm thần:

  1. Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi hầu hết trẻ sơ sinh đều có các khả năng sau:
  • Nhận ra giọng của mẹ
  • Im lặng hoặc mỉm cười khi được trò chuyện
  • Quay về phía giọng nói và âm thanh quen thuộc
  • Tạo ra các âm thanh thể hiện niềm vui
  • Khóc để thể hiện nhu cầu
  • Có thể phát ra nguyên âm A, O
  1. Từ 3 đến 6 tháng tuổi
  • Quay đầu về phía nguồn âm thanh
  • Quan sát miệng của người nói
  • Tạo các âm thanh thể hiện sự vui vẻ phấn khích hoặc sự không hài lòng
  • Khóc khi đau, khó chịu hoặc đói
  • Thổi bong bóng
  • Bắt chước được một số âm thanh, cử chỉ
  • Tạo ra một số âm thanh có phụ âm P. B, M

Những âm thanh, tiếng bập bẹ của gia đoạn đầu phát triển ngôn ngữ giống hệt nhau ở tất cả trẻ em trên thế giới bao gồm cả những người bị điếc bẩm sinh. Do đó, tất cả các em bé được sinh ra đều có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ nào. Chính tương tác xã hội sẽ quyết định trẻ học được ngôn ngữ nào. Từ 6-12 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ.

  1. Từ  6 đến 9 tháng tuổi các bé bắt đầu:
  • Tự tìm kiếm nguồn âm thanh
  • Chăm chú nghe lời nói hoặc các âm thanh khác
  • Tích cực quan tâm đến cuộc trò chuyện ngay cả khi không nhìn vào trẻ
  • Đã có thể phát âm mama, baba,…
  • Phản ứng lại với tên của mình
  • Bắt đầu kết hợp cơ thể và âm thanh để thể hiện tâm trạng
  • Tạo ra các âm thanh dài và đa dạng hơn
  1. 9 đến 12 tháng tuổi:
  • Biết lắng nghe khi có người nói chuyện với trẻ
  • Nhận ra các thành viên và tên của mọi người trong gia đình
  • Đáp ứng lại một số yêu cầu đơn giản
  • Hiểu “không”
  • Hiểu một số cử chỉ
  • Bập bẹ những âm thanh 1, 2, 3 âm tiết.
  1. Trong năm thứ 2, các trẻ có sự phát triển ngôn ngữ rất khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ của 3 tháng cuối năm đầu tiên. Và tốc độ này phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn của những người xung quanh trẻ đặc biệt là người dạy trẻ nói.

Cha mẹ cần sớm quan tâm đến phát triển kỹ năng ngôn-ngữ cho con

  • Trẻ có khoảng 400 từ vựng
  • Có thể sử dụng đại từ
  • Nói một câu 3 đến 5 từ
  • Mô tả lại một số việc trẻ gặp
  • Kể tên bộ phận cơ thể, màu sắc, đồ chơi, đồ vật….
  • Có thể trả lời câu hỏi “cái gì”
  1. Từ 3 đến 4 tuổi:
  • Hiểu hầu hết những gì nghe thấy
  • Có vốn từ khoảng 1000 từ, các động từ được sử dụng nhiều
  • Nói được câu dài
  • Có thể hỏi
  • Có thể kể chuyện
  1. Từ 4 đến 5 tuổi: thời điểm phát triển nở rộ của các kỹ năng ngôn ngữ:
  • Nói rất nhiều
  • Dễ dàng giao tiếp với người khác
  • Phát âm gần như chính xác các từ
  • Biết khoảng 2000 từ
  • Sử dụng câu dài hơn 6 từ
  • Có thể kể chuyện theo chủ đề.
  • Có thể trả lời các câu hỏi về câu chuyện

  1. Hơn 5 tuổi:
  • Làm theo nhiều mệnh lệnh cùng lúc
  • Hỏi rất nhiều
  • Sử dụng được câu ghép câu phức.
  • Sử dụng đúng ngữ pháp

Mặc dù đến hơn 6 tuổi trẻ vẫn có thể sai ngữ pháp, phát âm chưa đúng nhưng hầu hết chúng bắt đầu có thể tự sửa giọng của bản thân, mỗi năm sau đó trẻ sẽ nhân đôi số từ vựng mình học được, sự trưởng thành về ngôn ngữ sẽ kéo theo sự trưởng thành về trí tuệ. Càng sớm cho trẻ rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, thì trẻ càng thành công trong tương lai.

http://bizweb.dktcdn.net/thumb/pico/100/297/763/files/plus-c827c674-c34a-452f-a5b8-0c005ad733f4.png?v=1525254064677 Tìm hiểu thêm bài viết cùng chủ đề:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và những điều bố mẹ nên biết
Khóa học chú tâm - làm chủ cảm xúc - rèn luyện chú ý
Ngôn ngữ tiếng anh trong lớp học
Những điều cha mẹ bắt buộc phải dạy cho con
Cha mẹ hãy sửa soạn cho con một tâm hồn đẹp
Làm thế nào để con biết chọn bạn mà chơi
Hành trang môn Toán cho bé vào Lớp 1
Phương pháp dạy toán tư duy mẫu giáo cho bé
Cho con học toán tư duy ở đâu để đảm chất lượng
Có nên cho con học toán tư duy – Thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Trẻ sẽ không nhớ bạn vì vật chất mà bạn cho chúng, mà chúng chỉ vì tình cảm bạn dành cho chúng.
Toán tư duy cho học sinh tiểu học