Lựa chọn ngôn ngữ là giải pháp tối ưu cho các vấn đề nuôi dạy con cái ngay cả với những đứa trẻ không chịu lắng nghe bất kỳ điều gì cha mẹ nói. Khi bạn nói với trẻ bằng những lời nói tử tế, bạn sẽ có cơ hội nhận được sự chú ý của chúng nhiều hơn và giữ được sự quan tâm của trẻ tới những điều bạn nói
Con của bạn sẽ hiểu những điều bạn nói và những từ bạn sử dụng phản ánh tâm trạng và cảm xúc hiện tại của bạn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ nhận thức sai lệch những thông tin bạn muốn truyền đạt. Đó chính là lý do tại sao, nói chuyện với con một các nhẹ nhàng từ tốn bạn có thể kịp quan sát và biết được bé có thật sự hiểu những gì bạn nói hay không, và quan trọng hơn cả là bé có thể bắt kịp tốc độ truyền tải thông tin của bạn.
Nhưng để có thể duy trì ý thức giao tiếp tích cực ở trẻ, có một vài kỹ thuật mà bạn cần có thời gian để thực hành áp dụng. Bạn có thực sự hiểu những gì mình nói không? Hãy ghi âm lại mỗi khi bạn muốn nói gì với con cái, và thử nghe lại vào lúc rảnh, bạn sẽ học được rất nhiều điều từ đó.
Mỗi cha mẹ đều sẽ nhận ra rằng trẻ em là những sinh vật rất nhạy cảm, chúng có thể không hiểu hết mọi từ cha mẹ chúng nói, nhưng tình cảm mà cha mẹ chúng truyền đạt chúng cảm nhận được rất rõ ràng. Bạn cần phải sử dụng các từ ngữ nhẹ nhàng, hãy làm ơn và cảm ơn thật nhiều và thường xuyên nhất có thể. Những ngôn từ này sẽ mang lại một bầu không khí tích cực ở nhà cũng như đảm bảo rằng thông điệp của bạn sẽ được trẻ tiếp thu đúng.
Bạn không cần phải hét lên giống như đồng hồ báo thức chỉ để thu hút sự chú ý của con bạn. Trên thực tế, theo nghiên cứu, cả người lớn và trẻ em đều phản ứng rất tốt với những thông điệp tích cực được nói với giọng điệu dễ chịu hơn những gì được nói trong tiếng hét. Mặc dù con bạn sẽ hiểu rằng bạn đã mất bình tĩnh, nhưng điều đó chỉ khiến con bạn tránh xa bạn hơn. Đứng ngạc nhiên khi những đứa trẻ được nuôi dạy bằng đòn roi và quát nạt, lại có thái độ rất dửng dưng trước mọi việc, vì đơn giản chúng đã sớm học được cách bỏ ngoài tai tất cả các âm thanh tiêu cực. Tuyệt đối không cần phải la hét, dù với con cái hay chính với người thân trong gia đình, vì điều đó chỉ mang lại sự căng thẳng và bầu không khí nặng nề cho ngôi nhà. Nếu cha mẹ có thể luôn giữ bình tĩnh và nói chuyện với con một cách tôn trọng, thì ngôi nhà của bạn sẽ là nơi ấm áp đáng để nhớ về mỗi khi đi xa.
Gia đình là một thể thống nhất
Tuy nhiên, có lẽ nhiêum vụ quan trọng nhất và khó khăn nhất của các bậc cha mẹ là có thể thay những lời chỉ trích, biện pháp kỷ luật bằng lời khen. Dạy con đúng sai nên được truyền cảm hứng từ những ngôn từ ấm áp.
Khi ai đó chỉ trích trẻ em, tất cả chỉ khiến chúng cảm thấy mình thật thất bại. Nhưng nếu cha mẹ luôn khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, chúng sẽ không từ bỏ mọi chuyện dễ dàng và sẽ cảm thấy có cảm hứng hơn để đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy, hãy luôn sử dụng những lời nói khích lệ như: cố lên con, nếu con cố gắng thêm một chút nữa, nếu con có thể làm thêm một bài nữa, cha mẹ thật sự tự hào vì sự nỗ lực của con…
Dưới đây là những mẹo có thể giúp các bậc cha mẹ tận dụng tối đa những từ ngữ tích cực:
Hãy cụ thể:
Hãy để con bạn biết chính xác những gì bạn khen ngợi chúng. Đừng nói một cách chung chung, vì chung chung sẽ lặp lại dẫn đến nhàm chán, và đánh mất sự tin tưởng của con vào lời nói của cha mẹ. Mọi đứa trẻ đều thích nghe lời khen, nhưng chúng sẽ nhớ thật kỹ nếu lời khen ấy càng chi tiết. Đây cũng là cách để trẻ học được thêm nhiều từ mới, nhiều câu nói mới, cách sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn. Nếu cha mẹ khen con càng cụ thể bao nhiêu, thì chúng sẽ tự hào về năng lực của bản thân hơn bấy nhiêu.
Tiếp xúc với con khi khen ngợi.
Ngôn ngữ cơ thể, sự tiếp xúc vật lý còn quan trọng hơn cả ngôn ngữ nói vì nó chứa đựng những tình cảm chân thành nhất. Cái ôm, nụ cười, cái xiết tay ấm áp không thể nào giả dối. Hay cho trẻ biết rằng cha mẹ luôn là bức tường vững chắc nhất để con có thể dựa vào bất kể khi nào. Bức tường ấy còn là điểm tựa để con có để bật xa hơn, mạnh hơn, nhanh hơn.
Khen ngợi công khai và riêng tư.
Trẻ cần được biết rằng cha mẹ luôn tự hào về chúng. Nhưng lời khen hay chê cũng cần phải được thể hiện đúng chỗ.
Khen trẻ trước đám đông, mặt bạn bè, gia đình, cũng cần có những ngôn từ kiềm chế nhất định. Không chỉ khiến trẻ tự tin, mà còn không để trẻ rơi vào trạng thái tự mãn, cũng không gây phản cảm với những người xung quanh, khiến họ có những ánh nhìn không tốt với trẻ.
Khi trẻ mắc lỗi hay làm những việc mà trẻ không nên làm. Mặc dù chúng ta cần phải xử sai cho trẻ. Nhưng không có nghĩa là đứa trẻ đó là một đứa thất bại và bạn cần phải chì chiết chúng để chúng phải nhớ để không mắc lỗi nữa. Câu chuyện về mẹ của Thomas Edison nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử, sẽ khiến bạn cần suy nghĩ lại trước khi mắng nhiếc miệt thị con mình:
Một ngày nọ, giáo viên tiểu học của Edison viết thư cho mẹ cậu bé. Khi Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ đọc cho con từng chữ một: “Con trai của bà là một thiên tài. Trường học này quá nhỏ bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để cho nó tự dạy chính mình”. Khi mẹ đã qua đời và Edison trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất, ông xem lại những kỷ vật cũ của gia đình. Và ông tìm thấy mảnh giấy năm xưa, bức thư của giáo viên tiểu học của ông, ông thấy trên đó viết: “Con trai bà là kẻ đần độn. Chúng tôi không thể để nó đến trường nữa”. Và ông đã khóc rất nhiều giờ liền khi viết vào nhật ký: “Tôi là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài thế kỷ”.
Sử dụng các từ đúng khi kỷ luật con bạn
Hành vi, tính khí và tuổi của con sẽ quyết định các kỹ thuật kỷ luật khác nhau.
Ngoài những lời khuyên bên trên, hãy nhớ những kỹ thuật đơn giản này để việc nuôi dạy con bạn trở nên tốt hơn hết:
1.Thưởng cho những hành vi tốt
Có nhiều ý kiến cho rằng việc thưởng cho trẻ sẽ tạo ra tâm lý làm việc vì phần thưởng. Ở đây chúng tôi sẽ không tranh luận về vấn đề này, vì tương lai, một con người không có mục tiêu để phấn đấu, thì cũng không có ích gì cả. Phần thưởng cần được hạn chế tối đa các phần thưởng vật chất, vì vật chất sẽ làm trẻ trở nên xa cách với cha mẹ, và làm chúng so sánh nhiều hơn với những đứa trẻ khác về mặt vật chất. Và chắc chắn rằng không có nhiều cha mẹ có thể thỏa mãn tất cả nhu cầu vật chất của con khi so sánh cùng người khác. Vì vậy hãy sử dụng nhiều hơn các phần thưởng về tình cảm, tri thức, sách… Thậm chí có thể dùng phần thưởng như một loại định hướng tư duy sở thích, bởi vì trẻ sẽ nhanh chóng quen với việc, những thứ gì đã được tạo ra để làm phần thưởng sẽ là thứ quý giá cần phải đạt được.
2.Kiên định trong việc áp dụng kỷ luật
Kỷ luật chỉ có tác dụng nếu chúng được thực thi nghiêm túc. Một phút yếu lòng có thể khiến cho mọi nỗ lực dạy con của bạn thành vô nghĩa, vì khi ấy trẻ sẽ biết, mình chỉ cần cố thêm tí nữa là cha mẹ sẽ mềm lòng và không thể phạt chúng tiếp, dẫn đến các chứng lỳ đòn, khóc ăn vạ,…
3.Cho phép trẻ đưa ra quan điểm của chúng
Việc cho phép trẻ được nói không chỉ để chúng ta có thể biết rằng mình đã phạt con sai hay đúng, hay tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ, mà quan trọng hơn là giúp trẻ nhận thấy mình được tôn trọng, và chúng cũng sẽ dành sự tôn trọng lại cho cha mẹ.
4.Lắng nghe thật cẩn thận.
“muốn nói ngoa thì làm cha mà nói”. Sai lầm của cha mẹ là khi mình làm cha thì hay cho mình cái quyền thích nói gì cũng được, và không nghe chuyện của đứa con nít. Tuy nhiên kỹ năng lắng nghe lại là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Bạn biết lắng nghe, con bạn cũng hiểu rằng mình cần phải biết lắng nghe.
5.Chỉ có trẻ và bạn là người biết những lỗi sai
Đừng công khai lỗi lầm của trẻ, hay bất kể việc gì cũng lôi những tội lỗi ở trẻ ra để nhắc lại.
Dạy con cách chia sẻ
6.Xin lỗi nếu bạn thấy mình đã lỡi bất công với trẻ
Đừng cho rằng khi xin lỗi bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng ở trẻ, mà thay vào đó bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và lắng nghe hơn từ trẻ. Bởi chúng biết, cha mẹ chúng luôn đối xử công bằng với chúng, chúng sẽ xứng đáng nhận được những gì tốt nếu làm đúng, và chắc chắn phải nhận hình phạt nếu chúng làm sai, chì cha mẹ của chúng cũng vậy.
7.Hãy chắc chắn rằng có hậu quả liên quan đến hành vi sai trái ở trẻ
Hãy chỉ cho trẻ biết hậu quả của mỗi hành vi sai trái ở trẻ, chúng sẽ giảm tối đa sự phản kháng khi bị phạt.
8.Cho trẻ biết rõ những điều bạn mong muốn ở trẻ.
Trẻ biết cha mẹ muốn gì, và cần phẩn cân bằng mong muốn của bản thân với cha mẹ. Điều này giúp trẻ biết suy nghĩ kỹ trước khi quyết định làm việc gì.
Avits Math & Skills Learning Center
Điện thoại: 024 6257 3256 - 096 425 8282
Vui lòng liên hệ : Tại đây
Tìm hiểu thêm bài viết cùng chủ đề:
Đọc thêm
- Ngôn ngữ là nền tảng của mọi tư duy
- Làm thế nào để giúp con nhận diện các màu sắc
- Làm thế nào để hướng dẫn con học tại nhà
- Có cần thiết phải học toán tư duy tiểu học?
- 16 mẹo học tập hiệu quả trong thời đại công nghệ Phần II
- 16 mẹo học tập hiệu quả trong thời đại công nghệ Phần I
- Học toán như thế nào mới tốt - Phần II -
- Học toán như thế nào mới tốt - Phần I -
- Làm thế nào để con ham học - Phần II - Tăng cường tình yêu học tập ở trẻ
- Làm thế nào để con ham học -Phần I- Trẻ em học tập như thế nào?