Review: Trường mầm non Yên Nghĩa I - Hà Đông

Đánh giá: NoData
0.0
Thuộc cấpMầm Non
Thuộc loại trườngCông lập
Cơ sở vật chất Sân chơi ngoài trời Sân chơi trong nhà Thư viện Đón muộn
Số năm thành lậpNo Data
Số lượng học sinhNo Data
Địa chỉPhường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoạiNo Data

Giới thiệu :

Các quan điểm trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non của nhà trường:

Những năm tuổi nhỏ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và học tập sau này của trẻ. Cung cấp những kinh nghiệm có chất lượng tạo nên sự khác biệt trong thành quả sau này của trẻ.

Trẻ nhỏ là người học tự nhiên và tích cực. Chúng thích thú:

- Quan sát

- Khám phá

- Tưởng tượng

- Tìm kiếm

-  Nghiên cứu

-  Thu thập thông tin

-  Hợp tác, chia sẻ hiểu biết

Sự giao tiếp tích cực giữa trẻ và người lớn, giữa trẻ với trẻ thúc đẩy thái độ tốt đối với việc học. Điều đó đạt được thông qua cả 2 con đường: chơi và học tập có kế hoạch trong môi trường hấp dẫn và an toàn.

1/ TRẺ LÀ NGƯỜI HỌC TÍCH CỰC

Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Trong cuộc sống trẻ rất thích quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng, khám phá, thu thập thông tin, luôn chia sẻ khi có điều kiện.

Như vậy, việc học tập sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực tham gia và thu hút vào thực hiện các nhiệm vụ mà chùng cho là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa trẻ phải được hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Những hoạt động này phải dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nếu việc học được tổ chức như vậy thì trẻ sẽ là người học tích cực trong quá trình đó.

2/ TRẺ HỌC QUA CHƠI

Chơi là sống còn đối với việc học của trẻ. Trò chơi là phương tiện để kích thích trẻ khám phá, tìm kiếm, chấp nhận mạo hiểm, mắc lỗi và vượt qua thất bai. Nó cho phép trẻ tham gia vào tổ chức, đưa ra quyết định, lựa chọn, thực hành, tiếp nhận và thể hiện cảm xúc, tình cảm. Trò chơi khuyến khích trẻ tự nguyện, tưởng tượng và tích cực sử dụng ngôn ngữ.

Điều đó sẽ phát triển và mở rộng:

+  Tính sáng tạo

+ Các kỹ năng nghe, nói

+ Ngôn ngữ liên quan đến toán và hiểu biết môi trường

+ Các kỹ năng cá nhân và xã hội

Người lớn cần đánh giá trò chơi như công việc của trẻ; hướng dẫn và hỗ trợ trò chơi như một phần của quá trình học.

Hiện nay trong các trường mầm non dường như hoạt động chơi của trẻ không được quan tâm phát triển đúng với yêu cầu của nó. Giáo viên chưa chú trọng đến lập kế hoạch phát triển trò chơi, ít qua tâm tạo điều kiện để có sự liên kết giữa các trò chơi với nhau.

Chỉ là lĩnh vực quan trọng của việc học của trẻ nhỏ. Việc lên kế hoạch chơi là không thể thiếu trong việc thực hiện chương trình GDMN, mà chương trình đó tích hợp các lĩnh vực phát triển trẻ. Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các ý tưởng chơi của trẻ và xây dựng môi trường ủng hộ và mở rộng việc học của trẻ qua chơi. Chơi là những trải nghiệm đầu tiên giúp trẻ có thể nỗ lực tìm hiểu, khám phá, thực hành… 

Giáo viên cần tôn trọng sự tự do lựa chọn trò chơi của trẻ, không nên ép trẻ chơi theo chủ để một cách gượng ép. Để trẻ chơi một cách tự nguyện giáo viên cần có kế hoạch làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ bằng nhiều cách khác nhau quan sát thực tế, qua các câu chuyện, tranh ảnh… từ vốn kinh nghiệm đó trẻ tự nguyện tái tạo lại trong trò chơi của mình.

3/ NGƯỜI LỚN LÀ NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ TRONG VIỆC HỌC

Người lớn cần cung cấp cho trẻ các trải nghiệm hỗ trợ và mở rộng kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và tính tự tin, và giúp trẻ vượt qua bất kỳ khó khăn nào.

Hoạt động hỗ trợ sự phát triển trước tiên là nhận thức cái gì trẻ biết, có thể làm và sau đó tạo ra các trải nghiệm học tập. Để làm điều đó người lớn là người quan sát tinh tế những nhu cầu và khả năng của trẻ. Người lớn cần phải nhận ra khi nào trẻ cảm thấy căng thẳng với hoạt động khó. Hỗ trợ nên khi tạo điều kiện hình thành tính tự tin qua thực hành và hiểu biết.

Mục tiêu là trẻ cảm thấy thoả mãn và độc lập khi thực hiện các hoạt động. Điều đó chỉ có thể đạt được khi trẻ cảm thấy thoải mái để chấp nhận những mạo hiểm trong học tập. Người lớn có thể chỉ dẫn trẻ đến thử thách tiếp theo hoặc khó hơn.

Mong muốn và yêu cầu đối với trẻ có thể trở nên hiện thực khi dựa trên mức độ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Nhiệm vụ của người lớn là phải khuyến khích thái độ tốt đối với việc học và tiếp nhận mạo hiểm không sợ thất bại. Trẻ học có hiệu quả tốt nhất khi chúng là chủ thể của hoạt động. Điều này có nghĩa là: hỗ trợ việc học của trẻ có nghĩa là giáo viên là người tổ chức hoạt động cho trẻ. Trẻ là người thực hiện hoạt động đó, tuyệt đối giáo viên không làm thay. Muốn vậy thì hoạt động đó phải vừa sức đối với trẻ. Không đặt yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ. Song để cho hoạt động có ý nghĩa phát triển thì yêu cầu đó phải “nằm trong vùng phát triển gần nhất” - trẻ không tự thực hiện được nhưng có thể làm được khi có sự giúp đỡ của người khác.

Nhiều cơ hội cần được cung cấp để trẻ học cách quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành. Người lớn tạo các trải nghiệm học tập cả ở gia đình và ở trường cần lưu ý các điểm sau:

+ Cho phép sự bừa bộn: quá trình khám phá, thử nghiệm và sáng tạo các sản phẩm độc đáo thường xuyên tạo ra sự bừa bộn và là một phần của học tập tích cực.

+  Cho trẻ tin chắc rằng môi trường an toàn với trẻ.

+ Cho phép mắc lỗi: trẻ không cảm thấy sợ khi thử những cái mới. Thậm chí trẻ mắc lỗi hoặc gặp thất bại khi làm gì đó, chúng cần được khuyến khích thử lại và động viên sự cố gằng của trẻ.

4/ CHƯƠNG TRÌNH GDMN VỚI PHÁT TRIỂN VÀ HỌC TẬP TOÀN DIỆN CỦA TRẺ

Mỗi mặt phát triển của trẻ cần được nhìn nhận và đánh giá. Mỗi trẻ có cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cần được tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình.

4 lĩnh vực quan trọng của trải nghiệm học tập được xác định đối với các mục đích:

+ Phát triển thể chất

+ Phát triển nhận thức

+ Phát triển ngôn ngữ

+ Phát triển tình cảm – xã hội

+ Phát triển thẩm mỹ

Phát triển thể chất

Không nên cho là tự nhiên và coi thường trong GDMN mặc dù phát triển các kỹ năng vận động là quá trình tiến hoá tự nhiên. Trên thực tế nó được nhìn nhận quan trọng, vì phát triển cơ bắp lớn và vận động khéo léo ảnh hưởng đến sự thành thục trong việc tự phục vụ hàng ngày (như đánh răng, mặc quần áo…) và các kỹ năng quan trọng khác (như viết hoặc vẽ)

Điều quan trọng là nhận biết các nhu cầu thể chấ và cung cấp cho trẻ các điều kiện, môi trường an toàn để trẻ có thể được phát triển tự nhiên cảm giác thăng bằng, biết phối hợp vận động và nhận biết về không gian và phương hướng, hình thành tính tự tin khi vận động.

Phát triển nhận thức

Các hoạt động cần chú ý đến các kiến thức sơ đẳng và hiểu biết về môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Các hoạt động này giúp trẻ nhận biết, quan sát và thể hiện các quan điểm của mình về thể giới xung quanh gần gũi, dần dần môi trường mở rộng hơn về đất nước và thế giới.

“Kỷ nguyên thông tin” đòi hỏi người học phải nắm được lượng thông tin lớn hơn nhiều trong một thời gian ngắn, người học phải biết “điều hành” thông tin hơn là “nhớ” thông tin. Do đó trong GDMN hiện nay cần phải chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”. Nếu chúgn không được kích thích, nuôi dưỡng; nó sẽ mai một và biến mất hoàn toàn. Việc chuyển đổi “học cái gì” sang “học như thế nào” đòi hỏi việc quan tâm hiểu biết một số chủ đề hơn thay vì học qua loa nhiều chủ đề trong thời gian ngắn. Khi đó việc phát triển các kỹ năng, các năng lực sẽ đóng vai trò chủ dạo hoặc đình hướng cho việc lựa chọn nội dung, còn gọi là phương tiện để phát triển các kỹ năng và năng lực này. Nói cách khác chương trình GDMN không nhằm cung cấp cho trẻ một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách.

Phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy và học tập của trẻ. Nuôi dưỡng thái độ tích cực đối với việc học ngôn ngữ thì cơ bản là trẻ được bày tỏ trong các hoạt động ngôn ngữ như trò chơi phân vai, hát, thơ, và đọc. Những hoạt động này sẽ thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp trong nói, nghe, đọc và viết.

Trẻ cần phải được đắm mình trong môi trường ngôn ngữ, và tham gia vào các hoạt động thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày giúp trẻ tiếp thu các kỹ năng giao tiếp và thể hiện nhu cầu, ý nghĩ và tình cảm…

Phát triển tình cảm – xã hội

Những năm MN rất quan trọng. Trong thời kỳ này trẻ học nhận thức bản thân trong mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng. Để làm điều đó trẻ phải học các giá trị và các quy tắc điều khiển xã hội và phát triển sự tiếp nhận các hành vi đạo đức và xã hội. Trẻ cần phải học để trở nên nhạy cảm với nhu cầu của người khác và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để xây dựng quan hệ có ý nghĩa trong công việc và trong chơi. Chúng cần phải học cách vượt qua những thành công và thất bại; đương đầu, vượt qua sự sợ hãi và lo lắng. Những trải nghiệm xã hội này là cơ sở đối với cuộc sống lành mạnh về tâm lý và xã hội và kết quả tốt trong việc học tập sau này.

Phát triển thẩm mỹ

Ở lứa tuổi này trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp theo cách nghĩ của trẻ. Bởi vậy chúng ta cần cung cấp cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân một cách tự do, khi chúng sáng tạo, chơi thể hiện các ý tưởng và cảm xúc qua các phương tiện khác nhau như âm nhạc và tạo hình…

5/ CHƯƠNG TRÌNH GDMN GIÚP TRẺ HỌC TẬP MỘT CÁCH TÍCH HỢP

Trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra đối với chúng và không chia tách việc học thành các môn học. Các trải nghiệm học tập của chúng cần tích hợp thành một thể thống nhất. Các hoạt động liên môn này giúp trẻ hiểu các kiến thức và kỹ năng liên kết với nhau như thế nào hơn là tách riêng trong quá trình dạy và học. Trong hoàn cảnh có ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành.

Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vực này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác.

Cách dạy tập trung theo chủ để làm cho hoạt động học tập mang tính thực tiễn hơn là chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Chủ đề bao gồm những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe và những hoạt động dựa trên việc học và đưa ra cho trẻ nhiều sự lựa chọn hơn về những điều mà chúng sẽ làm. Dạy theo chủ đề cũng mang đến cho người học nhiều kiến thức hơn là kiểu dạy theo đơn vị bài học. Tuy nhiên, tổ chức giáo dục theo chủ để chỉ mang lại hiệu quả khi giáo viên kết hợp chặt chẽ những qui tắc sau thành một kế hoạch và thực hiện đầy để những nội dung của chúng.

+ Những nội dung phải liên quan tới những kinh nghiệm trong đời sống thực của trẻ và dựa trên những cái mà chúng biết

+ Mỗi một chủ đề nên đưa ra một vấn đề cho trẻ khám phá nhiều hơn. Tầm quan trọng của học theo chủ đề là giúp trẻ xây dựng nên những khái niệm hơn là mong chờ chúng nhớ được những thông tin riêng rẽ

+ Mọi chủ đề nên được hỗ trợ bởi một cấu trúc khái niệm mà giáo viên đã nghiên cứu đầy đủ

+ Để cho các chủ đề/ chủ điểm thực sự gây hứng thú ở trẻ thì chúng thường nảy sinh từ một sự kiện bất ngờ, những khêu gợi sự tò mò của trẻ, chẳng hạn như nhìn thấy nhà bếp sau khi được sửa chữa lại hay nhìn thấy nhiều cái cây mới được trồng trong sân trường, điều đó sẽ liên quan đến chủ điểm về trường mầm non. Các chủ đề/ chủ điểm phải là một diều gì đó mà trẻ có thể học được trực tiếp.

Ví dụ: khi thực hiện chủ đề giao thông GV mang những đồ chơi: ô tô, xe tải, xe bus, tàu hoả, các hộp, giỏ xách, túi… ra ngoài trời. Trong tuần trò chơi của trẻ là chất đầy, mang đi, kéo, đầy, đổ đi…

Giao thông là một chủ đề thông thường trong chương trình MN. Thông thường giáo viên sẽ đưa vào các hoạt động nghệ thuật, trò chơi với ngón tay, trò chơi đóng kịch, tham quan giúp trẻ học về xe tải, thuyền, tàu hoả, máy bay… giáo viên tìm kiếm trong các tài liệu nguồn cho các ý tưởng và các hoạt động, không bao giờ dừng lại để tìm hiểu hứng thú và hiểu biết hiện tại của trẻ về chủ đề này.

Trong khi thực hiện chủ đề giáo viên trước hết cần quan sát, tạo hứng thú cho trẻ và khơi gợi trí tò mò – đây là phần quan trọng trong việc áp dụng giáo dục hướng vào trẻ, chương trình xuất phát từ trẻ.

( Theo Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý và GV mầm non – Hè 2006 )

Fanpage: https://www.facebook.com/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-M%E1%BA%A7m-non-Y%C3%AAn-Ngh%C4%A9a-1-1629944197320605/

Thông tin thêm
No Data

Mức độ hài lòng

Cơ sở vật chất NoData
Tiến bộ bản thân NoData
Môi trường học tập NoData
Quan tâm học sinh NoData
Hoạt động ngoại khóa NoData
Hài lòng học phí NoData

Comment

No Data